Bàn về Thần Học Giải Phóng.
Chúng ta hãy xem quan điểm của hai giáo hoàng đương nhiệm nhé!
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimHNarpA0o0UCd_kJwhUXG-PlaydItltIi-aoDqld1j_-pZDP5msR_cAkEoq3VUe8pX2EobtPHSG454nuKuKpED3Ik9-_V1rurUbWHzkRuJvGwFoMECj47qILK3Cz1oasL8PCqAfkP20OB/s1600/duc-giao-hoang-phanxico.jpg)
Đối với ĐGH Benedicto XVI:
- "Thần học giải phóng... là một lỗi lầm..., một quan điểm... khác với Công Giáo."
- "Thần học giải phóng sử dụng và chuyển đổi đức tin Kitô giáo thành một loại lực lượng chính trị. Truyền thống của đức tin tôn giáo được dùng để phục vụ hoạt động chính trị. Vì thế, đức tin bị tha hoá một cách sâu sắc và tình yêu đích thực cho người nghèo do đó cũng bị suy yếu đi. Do đó thật là cần thiết phải phản đối một loại đức tin giả mạo như thế...
Còn đối với Đức Phanxicô thì ủng hộ thần học giải phóng.
Anh chị em thân mến!
- Đây là những sự thật mà ít người để ý và biết tới.
- Hãy cảm tạ Chúa vì Ngài đã mặc khải cho chúng ta những sự thật phũ phàng làm chúng ta nhiều lúc cũng thật khó mà chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta không biết những sự thật này thì chúng ta sẽ bị lừa dối.
Như vậy chúng ta thấy rằng, nếu một vị giáo hoàng mà theo những thuyết sai lạc như vậy thì chúng ta để ý sẽ thấy rằng: Những gì Chúa và Mẹ nói trong Sách Sự Thật là Sự Thật. Niềm tin của chúng ta vào Sách Sự Thật là có cơ sở vững chắc dựa trên những sự thật đã được Chúa và Mẹ mặc khải cho chúng ta đang ứng nghiệm theo thời gian. Nhằm chuẩn bị chúng ta cho ngày Chúa Sắp Quang Lâm...
Mời anh chị em tiếp tục tìm hiểu về Thần học Giải Phóng qua những bài viết sau đây:
Bài viết này được đăng ở trang mạng: Baoconggiao.com
1. Có phải Đức Giáo Hoàng đang hồi sinh Thần học Giải phóng?
Một khi đã công bố về "vấn đề lạc thuyết", thì sự nối kết giữa chính trị và đức tin có thể được phục hồi
Chủ nghĩa tư bản tự do hóa toàn cầu cuối cùng đã gặp được điều họ mong muốn. Kể từ khi Giám mục Bergoglio chọn Thánh Phanxicô Assisi là nguồn gợi hứng hướng dẫn của mình và lãnh đạo một “Giáo Hội vì người nghèo”, tất cả các hành động của ngài đều quy về cùng một hướng đó.
Thần học giải phóng đang tiếp quản Vatican một phần tư thế kỷ sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II một cách có hệ thống đã tìm cách dập tắt “vấn đề lạc thuyết” trong các giáo xứ và giáo phận cấp tiến của Châu Mỹ La Tinh. Một nhiệm vụ được thực hiện với tinh thần trách nhiệm bởi Đức Hồng y Ratzinger tại Thánh Bộ Giáo lý Đức tin.
Việc “lựa chọn ưu tiên cho người nghèo” đang trở lại. Giáo thuyết đó gây nhiều tranh cãi trong thập niên 1970 và 1980, giáo thuyết này nổi tiếng trung thành với lập trường của Tổ chức Sidinista của Nicaragua, bây giờ đã được chuẩn nhận của Đức Giáo Hoàng. Giáo thuyết này gần như trở thành giáo thuyết chính thức cho 1,2 tỷ người Công giáo Rôma trên thế giới với tiêu đề “Tân Phúc Âm Hóa”, Tông huấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm. Điều này sẽ có hiệu quả.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi thu nhập của một thiểu số đang gia tăng theo cấp số nhân, thì nó sẽ là một lỗ hổng phân cách khá lớn giữa thiểu số này với đại đa số người nghèo. Sự mất cân bằng này là kết quả của ý thức hệ nhằm bảo vệ quyền tự chủ tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chính”.
Sức mạnh bảo thủ của Giáo triều Giáo hoàng đang bị phá vỡ. Đột nhiên Vatican là mũi nhọn về việc tư duy kinh tế triệt để. Nổi bật nhất là Đức Giáo Hoàng vừa mới triệu tập Hội đồng Hồng y, không có gì khác hơn ngoài chuyện Đức Tổng Giám mục Reinhard Marx, “Vị hồng y quấy rối” của Munich và là tác giả cuốn sách Das Kapital (Thủ Đô): Lời kêu gọi vì con người.
Cho đến nay, chưa có gì thống nhất hoặc có tiếng nói ăn khớp về cuộc biểu tình chống lại những gì Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi là “tôn thờ tiền bạc”, hoặc “chế độ độc tài mới” trên quy mô toàn thế giới vốn không ngừng áp đặt những quy tắc riêng của nó, và coi như là vô hạn. Phong trào Chiếm hữu đang lan rộng. Tổ chức công đoàn ở phương Tây đang im lặng một cách lạ thường, đẩy ra bên lề vấn đề về cấu trúc nguyên tử thời hiện đại. Nền Cánh tả chính trị của châu Âu bị tổn hại bởi việc bảo vệ ý thức hệ của liên minh tiền tệ – một dự án thuộc phe cánh Hữu, hay “việc kết nối các ngân hàng” như phe Cựu Cánh tả đã nói – không thể tổng hợp bất kỳ chính sách nào rõ ràng.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt nặng vào Giáo hội Công giáo, là tổ chức đạo đức và năng động lớn nhất thế giới, được bảo vệ bởi các giám mục Anh giáo và Tin lành. Cuộc chiến kinh tế này đang lan rộng. Nó có thể minh chứng cho sự hồi sinh Kitô giáo, không thể tránh khỏi một số hình thức như chiến binh Hồi giáo đã cảnh giác những người Tây Phương nhìn lại cội nguồn văn hóa riêng của họ.
Bây giờ ngài hối tiếc vì đã không có lấy một lập trường mạnh mẽ chống lại chính quyền quân phiệt, mặc dù đối với các linh mục những lựa chọn về đạo đức là không rõ ràng. Một số linh mục Dòng Tên của ngài gia nhập lực lượng nổi dậy bí mật. Một linh mục dòng Tên Ireland từng là cha xứ – với một khẩu súng trường trên lưng – trong quân đội du kích Guatemala của người nghèo (EGP). Thật vậy, quân đội Guatemala xem các EGP như một bộ trang phục tu sĩ Dòng Tên. Nhưng trong việc bùng phát ngọn lửa nổi dậy này, các linh mục nhiệt thành triệt để này đã biến giáo lý của họ thành các mục tiêu của đàn áp quân sự.
Coi như điều đó có thể xảy ra, Đức Phanxicô bây giờ thực hiện việc đền bù. Giáo sư Harvey Cox từ Đại học Harvard viết về quốc gia này là một trong những cử chỉ đầu tiên của Giáo Hoàng sau khi ngài công bố mời Gustavo Gutiérrez ở Pere đến Rôma. Điều này là rất quan trọng. Ông là một linh mục người đã viết bản gốc “Magna Carta” cho Thần học Giải phóng vào năm 1968, là biểu tượng của phong trào này. Họ đã cử hành thánh Lễ với nhau, cùng ăn sáng. Sau đó Đức Giáo Hoàng nhắc lại việc phong chân phước giám mục Oscar Romer bị đình trệ, vị tổng Giám mục của San Salvador bị ám sát bởi quân đội vào năm 1980 trong khi cử hành Thánh Lễ.
(UCAN 12.01.2013/ The Telegraph)
> http://baoconggiao.com/vi/news/Giao-Hoi-Hoan-Vu/Co-phai-Duc-Giao-Hoang-dang-hoi-sinh-Than-hoc-Giai-phong-2778/
Bài thứ hai này bàn về Sự sai lầm của Thần học giải phóng. Trích Conggiao.info
2. Cái sai lầm nguy hiểm của nền thần học giải phóng
Đức Cha Athanasius Schneider hiện nay là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Karaganda thuộc cộng hòa Kazakistan ở miền Trung Á. Ngài từng đi truyền giáo bên Brasil và thụ phong Linh Mục tại đây vào năm 1990. Xin nhường lời cho Đức Cha vạch rõ cái sai lầm nguy hiểm của nền thần học giải phóng.
Tại Trung Á, trong thời đảng cộng sản vô thần nắm quyền, Giáo Hội Công Giáo bị bách hại tàn khốc nhưng rất may là chúng tôi không bị lung lạc bởi nền thần học giải phóng. Trái lại, tại Brasil, khi tôi đặt chân đến đây truyền giáo vào năm 1984 thì đất nước này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của nền thần học giải phóng. Cá nhân tôi, tôi từng chứng kiến cái tàn phá ghê gớm do nền thần học giải phóng mang lại cho một giáo phận, mặc dù lúc ấy tại nhiều nơi khác ở Brasil còn bị phá hoại khủng khiếp hơn.
Thần học giải phóng làm hại Giáo Hội Công Giáo ở chỗ nó làm trệch đường giáo huấn Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngài đến trong thế gian trước tiên là để ban cho chúng ta Chân Lý Vĩnh Cửu và Sự Sống đời đời chính là Sự Sống của THIÊN CHÚA và là sự sống của ân sủng. Đức Chúa GIÊSU sửa dạy dân chúng khi thấy họ muốn tôn phong Ngài làm VUA chỉ vì Ngài đã cho họ ăn bánh no nê. Ngài nói:
- Anh chị em muốn tôn phong Tôi làm vua vì Tôi cho anh chị em ăn bánh. Nhưng Tôi, Tôi không đến chỉ để ban bánh cho anh chị em ăn!
Khi một người tin nơi THIÊN CHÚA và yêu mến Ngài thì tức khắc cũng đầy tràn lòng yêu thương giúp đỡ người nghèo. Đó là chuyện đương nhiên. Nhưng nhiệm vụ trước tiên và hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo và của các tông đồ là mang Chân Lý vĩnh cửu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ đến cho con người để soi sáng con người bằng chính Chân Lý Thần Linh. Mọi người đều khao khát tìm kiếm Sự Thật. Kinh Thánh nói:
- Con người không chỉ sống bằng bánh mà còn bằng mỗi lời từ Miệng THIÊN CHÚA phán ra.
Khi Đức Chúa GIÊSU bị tên quỷ cám dỗ biến đá thành bánh để ăn thì Ngài đã đẩy lui tên quỷ bằng lời Kinh Thánh vừa trích. Đó cũng là chước cám dỗ mà vài Mục Tử bị rơi vào khi quên bẵng lời Đức Chúa GIÊSU trả lời tên quỷ:
- Con người không chỉ sống bằng bánh mà còn bằng mỗi lời từ Miệng THIÊN CHÚA phán ra.
Tôi muốn nhấn mạnh điểm này. Giống như nơi chương 6 trong Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại. Khi các Tông Đồ thấy việc chăm sóc các nhu cầu thể xác trở thành vấn đề thì các ngài triệu tập toàn thể các môn đệ và nói:
- Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời THIÊN CHÚA để lo việc ăn uống là điều không phải. Vậy anh em hãy tìm trong cộng đoàn 7 người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời THIÊN CHÚA.
Đúng như thế. Rao giảng Lời THIÊN CHÚA và chuyên chăm cầu nguyện là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi Linh Mục và Giám Mục. Chúng ta có trước mắt mẫu gương của chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ và của các Thánh Tông Đồ.
Giáo Hội không phủ nhận tầm quan trọng của việc giúp đỡ chăm sóc người nghèo, nhưng nền thần học giải phóng sai lầm ở chỗ nó biến các Linh Mục và Giám Mục thành các trợ tá xã hội khi các ngài chỉ nghĩ đến chuyện chăm sóc đời sống vật chất và những chuyện chóng qua phụ thuộc nơi trần gian này mà quên mất việc phải chu toàn những gì liên quan đến Đời Sống vĩnh cửu và những sự việc thuộc về THIÊN CHÚA.
Một điểm sai lầm nguy hiểm khác của nền thần học giải phóng là chính trị hóa giáo huấn của Tin Mừng liên quan đến từ Tự Do. Đó cũng là điều chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thẳng thắn xua trừ. Đức Chúa GIÊSU mang đến cho chúng ta Tự Do đích thật khi giải phóng chúng ta khỏi nô lệ sự dữ lớn lao là tội lỗi và ma quỷ. Đó cũng là điều các Tông Đồ luôn luôn rao giảng.
Giải phóng khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ. Đây mới là nền Thần Học Giải Phóng đích thật. Giải phóng khỏi tội lỗi tức là giải phóng khỏi ích kỷ. Và một khi được giải phóng khỏi ích kỷ thì tự nhiên chúng ta nghĩ đến người khác, yêu thương chăm sóc người khác hơn chính mình.
Một hôm một ký giả hỏi Đức Thánh Cha:
- Thưa Đức Thánh Cha, câu nào trong Kinh Thánh đánh động lòng Đức Thánh Cha nhất?
Ngài đáp:
- Xin trả lời với chính câu nói của Đức Chúa GIÊSU: ”Sự Thật sẽ giải phóng các con - Veritas liberavit vos”. Sự Thật mang chúng ta đến Sự Giải Phóng.
Nhưng Sự Thật nào? Thưa không phải là một lý thuyết, một lý thuyết xã hội, càng không phải là lý thuyết nhân bản hoặc lý thuyết thần học đẹp đẽ vẽ vời nào đó! Không! Sự Thật là chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Chính Ngài phán:
- Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.
Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Lời Ngài mới là Sự Thật.
... Vậy, Đức Chúa GIÊSU nói với những người Do Thái đã tin Người: ”Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi, thì các ông thật là môn đệ Tôi; các ông sẽ biết Sự Thật, và Sự Thật sẽ giải phóng các ông”. Họ đáp: ”Chúng tôi là dòng dõi ông Abraham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao Ông lại nói: ”Các ông sẽ được tự do?” Đức Chúa GIÊSU trả lời: ”Thật, Tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu Người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do” (Gioan 8,31-36).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, 7 giorni di formazione e di informazione cattolica, Anno IX, 14 Febbraio 2010, n.6, trang 16-17).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
> http://conggiao.info/news/2104/12205/cai-sai-lam-nguy-hiem-cua-nen-than-hoc-giai-phong.aspx
Tiếp tục bài thứ 3 bàn về thần học giải phóng. Trích Danchua.eu
Đức Benedict nhắc lại quyết định của vị thánh tương lai( GP II) khi phải đối đầu với sự lây lan của nền thần học giải phóng ở châu Mỹ Latinh.
" Ở cả hai bên Châu Âu và Bắc Mỹ, quan điểm chung là nền thần học giải phóng có mục đích hỗ trợ người nghèo và do đó nó là một nguyên lý cần phải được hoàn toàn chấp nhận. Nhưng đó là một lỗi lầm. Cái nghèo và người nghèo tuy rõ ràng đã được Thần học Giải phóng đề cập tới, nhưng là qua một quan điểm rất cụ thể (khác với Công Giáo). " Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích.
Thần học giải phóng sử dụng và chuyển đổi đức tin Kitô giáo "thành một loại lực lượng chính trị. Truyền thống của đức tin tôn giáo được dùng để phục vụ hoạt động chính trị. Vì thế, đức tin bị tha hoá một cách sâu sắc và tình yêu đích thực cho người nghèo do đó cũng bị suy yếu đi. Do đó thật là cần thiết phải phản đối một loại đức tin giả mạo như thế, (sự phản đối như vậy) chính là vì tình yêu và sự phục vụ cho người nghèo." Ngài tiếp tục.""
Đức Bênêđictô XVI tuyên bố : Ngay lúc sinh thời, tôi đã biết chắc rằng Đức Gioan Phaolô II là một vị thánh.
Rome, Ý, ngày 23 tháng tư 2014 (CNA) -. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc lại tình bạn thân thiết của mình với Chân Phước Gioan Phaolô II, và nói rằng cuộc sống của Ngài nói lên sự thánh thiện và một nền tâm linh sâu đậm.
" Trong những năm mà tôi được cộng tác với Ngài, đối với tôi thì thật là rõ ràng hơn bao giờ hết rằng Đức Gioan Phaolô II là một vị thánh, " Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với nhà báo Ba Lan Wlodzimierz Redzioch trong một cuộc phỏng vấn, được công bố ngày 20 tháng 4 trên tờ báo " La Razon " ở Tây Ban Nha
"Dĩ nhiên, mối quan hệ nồng nhiệt cuả Ngài với Thiên Chúa, sự đắm chìm trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, phải được kể là việc cao trọng hơn hết, " vị cựu Giáo Hoàng nói.
Đức Thánh Cha Benedict XVI, từng phục vụ là tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin dưới triều Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cho biết vị Giáo hoàng người Ba Lan đã can đảm " chấp nhận nhiệm vụ của mình trong một thời buổi thực sự khó khăn. "
"Đức Gioan Phaolô II đã không đòi hỏi người ta tán thưởng và cũng không lo lắng nhìn xung quanh để xem quyết định của Ngài được chấp nhận ra sao. Ngài hành động dựa trên đức tin và niềm xác tín của Ngài, và Ngài cũng sẵn sàng để bị phê bình, " Đức Thánh Cha Benedict kể lại. " Sự dũng cảm cho sự thật, theo quan điểm của tôi, là thước đo chính của sự thánh thiện. Chỉ cần nhìn vào mối quan hệ của Ngài đối với Thiên Chúa là có thể hiểu được sự quyết tâm không bao giờ sờn cho việc mục vụ của Ngài. "
Trong ý nghĩa ấy, Đức Benedict nhắc lại quyết định của vị thánh tương lai khi phải đối đầu với sự lây lan của nền thần học giải phóng ở châu Mỹ Latinh.
" Ở cả hai bên Châu Âu và Bắc Mỹ, quan điểm chung là nền thần học giải phóng có mục đích hỗ trợ người nghèo và do đó nó là một nguyên lý cần phải được hoàn toàn chấp nhận. Nhưng đó là một lỗi lầm. Cái nghèo và người nghèo tuy rõ ràng đã được Thần học Giải phóng đề cập tới, nhưng là qua một quan điểm rất cụ thể (khác với Công Giáo), " Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích.
Thần học giải phóng sử dụng và chuyển đổi đức tin Kitô giáo " thành một loại lực lượng chính trị. Truyền thống của đức tin tôn giáo được dùng để phục vụ hoạt động chính trị. Vì thế, đức tin bị tha hoá một cách sâu sắc và tình yêu đích thực cho người nghèo do đó cũng bị suy yếu đi. Do đó thật là cần thiết phải phản đối một loại đức tin giả mạo như thế, (sự phản đối như vậy) chính là vì tình yêu và sự phục vụ cho người nghèo, " Ngài tiếp tục.
Tình hình ở Ba Lan là nơi sinh quán cuả Đức Gioan Phaolô II - " đã cho Ngài (Đức Gioan Phaolo) thấy rằng Giáo Hội thực sự nên có hành động cho tự do và sự giải phóng, không phải bằng chính trị nhưng bằng cách làm thức tỉnh con người, thông qua đức tin, để tạo thành những lực lượng giải phóng đích thực, " Đức Thánh Cha Benedict XVI nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Benedict nhấn mạnh rằng cái danh dự được cộng tác với Đức Gioan Phaolô II "đã luôn luôn đánh dấu bằng tình bạn và sự thân ái, " trên cả hai lãnh vực công cũng như tư. " Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất rành rõi về văn học đương đại của nước Đức và thật là một điều tốt đẹp ( cho cả hai chúng tôi ) đã có một sự tâm đầu ý hiệp về những điều này, " Ngài nói.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc lại rằng mỗi thứ Ba, cả hai sẽ thảo luận về giáo lý cho buổi triều kiến chung hôm thứ Tư. " Thông qua việc giảng dạy, Đức Giáo Hoàng đã quyết định sẽ có thể cung cấp một nền giáo lý sau một thời gian. Ngài chọn chủ đề và cho chúng tôi chuẩn bị một bản yếu lược ngắn gọn để có thể phát triển thêm sau này (.. . ). Ở đây Đức Giáo Hoàng đã tỏ ra cách rõ ràng là Ngài có một trình độ và thẩm quyền thần học. Nhưng đồng thời tôi ngưỡng mộ Ngài về việc Ngài sẵn sàng học hỏi thêm. "
Đức Thánh Cha Benedict cũng nhắc tới ba thông điệp đặc biệt quan trọng " cuả Đức Gioan Phaolô II. Đầu tiên là " Redemptor hominis ", trong đó Ngài trình bày một tổng quan cuả Ngài về đức tin Kitô giáo. Thứ hai là " Redemptoris mission", trong đó Ngài đã phác hoạ " các mối quan hệ giữa đối thoại liên tôn và nhiệm vụ truyền giáo. " Thứ ba là " Veritatis splendor, " trong đó Ngài đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức mà cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục còn có ý nghiã.
" Các thông điệp " Fides et ratio" cũng rất đáng kể, trong đó Đức Giáo Hoàng (Gioan Phaolô II ) cố gắng đưa ra một tầm nhìn mới về mối quan hệ giữa đức tin Kitô giáo và lý lẽ triết học. Và cuối cùng, không thể không đề cập đến ' Evangelium vitae, " đã phát triển thành những chủ đề cơ bản nhất của toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II: phẩm giá (không thể hiểu thấu được) của sự sống con người, kể từ lúc thụ thai, " Đức Thánh Cha Benedict XVI nói thêm.
Đức Thánh Cha Benedict cũng cho biết tâm linh của vị tiền nhiệm có một đặc trưng " là cường độ của sự cầu nguyện, bắt nguồn sâu sắc trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. "
" Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng Ngài có một tình yêu tuyệt vời dành cho Mẹ Thiên Chúa. 'Tất cả là cuả Mẹ' có nghĩa là, cùng với Mẹ, hoàn toàn mọi sự là cho Chúa. Cũng như Đức Maria đã không sống cho chính mình nhưng cho Chuá, vì vậy Ngài cũng đã học từ Mẹ và cùng Mẹ Ngài đạt tới sự hiến thân toàn vẹn và nhanh chóng với Chúa Kitô. "
" Những kỷ niệm của tôi với Đức Gioan Phaolô II là đầy ắp với lòng biết ơn. Tôi không thể và cũng không nên cố gắng bắt chước Ngài, nhưng tôi đã cố gắng hết mình để tiếp tục di sản và công việc của Ngài, " Đức Thánh Cha Benedict XVI nói.
http://danchua.eu/373.0.html?
Tu Sĩ Hèn Mọn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét