Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Hội Tam Điểm

*** HỘI KÍN TAM ĐIỂM ( llluminati ) - KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA TÔN GIÁO***
3. Biến thể của Tam Điểm

Năm 1770, ông Mayer Restaschield, chủ ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là hội viên Tam Điểm, mời giáo sư Adam Weishaupt, đang dạy giáo luật tại Đại Học Ingolstac, đã bỏ đạo, cùng lập ra Hội “Illuminati”, nghĩa là những người được Lucifer soi sáng. Hội này lôi kéo toàn bộ chủ ngân hàng, kỹ nghệ gia, nhà kinh tế và một số khoa học gia. Hội được giới thiệu với Tam Điểm năm 1776 tại Housefort và cả hai quyết định làm chủ thế giới bằng vật chất và tiền bạc.

KIỂU CHÀO " CÚ MÈO " DẤU HIỆU CỦA CÁC THÀNH VIÊN TAM ĐIỂM (xin xem hình) 

Sau đó, có một hội viên tên Weishaught, một luật sư, nhận lệnh của Jos. de Maitre, gây nên phong trào thần bí, tiếp xúc với thế giới bên kia, thu hẹp hội viên còn vài chục, và chủ trương phải vượt hẳn Tam Điểm. 

Vì thế, ông này lập hội Chúa Satan – Synarchie, làm bá chủ hoàn cầu theo lệnh trực tiếp của Lucifer. Hội muốn giải phóng mọi thành kiến tôn giáo đích thực của Công Giáo, gây một phong trào cách mệnh tôn giáo bền bỉ trên thế giới, lật đổ các ngai đế vương, tiêu diệt trật tự cũ. Một Hội đồng tối cao gồm hội viên nhiều quốc tịch được thành lập. Ngoài ra, còn một số hội viên Do Thái gọi là “Hội trí thức Sion”. 

4. Mật nghị của Tam Điểm 

Mật nghị dành riêng cho những nhân viên cao cấp, mặc toàn đồ đen từ giầy, vớ, quần áo và cà-vạt. Giữa phòng là một bục cao trải thảm nhung đen, trên để một ngai toàn bằng vàng, cẩn những viên ngọc quý giá nhất thế giới, chung quanh trang trí thật vương giả lộng lẫy, trên cùng là lớp nhung đỏ thắm. Chung quanh ngai là 32 ghế phủ nhung tím dành cho Ban lãnh đạo. Sau nghi thức cúng tế khai mạc, SATAN HIỆN RA TRONG LÀN KHÓI ĐEN DƯỚI HÌNH MUÔNG THÚ… nói tiếng người qua La ngữ. Chính hắn chỉ huy cuộc họp và ra lệnh với chương trình cho cả năm. 

Đại bản doanh của Tam Điểm lúc đầu đặt ở căn nhà của Mayer tại Frankfort, nước Đức. Tới Đệ nhị Thế chiến thì dời sang New York – Mỹ, sau lại đưa về Paris – Pháp. 

5. Hoạt động của Synarchie (hội chúa Satan) 

5.1- Đả kích quyền bính của Giáo Hội: Năm 1365 vua Edward III lợi dụng Linh Mục J.Wiclef, giáo sư Đại Học Oxford, công khai đứng về phe vua để chống Giáo Hội. Ông cực lực đả kích, chỉ trích quyền đạo và đời của Đức Giáo Hoàng, chống Dòng tu hành khất, chống lối tu Đan viện và cả hàng giáo sĩ. Ông thành lập Đảng Lollard, lấy Kinh Thánh làm luật duy nhất và chỉ khai thác Kinh Thánh về mặt kiến thức, đồng thời chống Bí tích Thánh Thể, Giải Tội, chống ân xá và việc tôn thờ tượng ảnh… 

Công Đồng Constance (1414-1418) lên án 2 Linh Mục Wiclef và Ilus. Sau đó lại có 2 Linh Mục khác là J. de Goels và J. Veliel tại Hòa Lan, và Jérome Bétrone cùng thuộc tu viện Florence, Ý, cùng nổi lên công kích quyền bính của Giáo Hội và chối bỏ một vài bí tích. 

Các phong trào trên là mầm mống làm nảy sinh ra Luthero (1483-1546) và Calvin (1509-1564) ly khai và chống đối Giáo Hội. Hắn dựa vào, đồng thời tổ chức lại Hội Kín Tam Điểm vào năm 1517, sau đó công khai chống Giáo Hội Rôma. 

5.2- Can thiệp vào nội bộ các quốc gia: Kể từ chiến tranh độc lập Hoa Kỳ (1773), cách mạng Pháp (1789), vua Napoleon I (1761-1821), Bismark ở Đức (1864), cách mạng Ý (1870), đệ nhất Thế chiến (1914-1918), đệ nhị Thế chiến (1939-1945), cách mạng Nga (1917), Hitler ở Đức (1937), nội chiến Tây Ban Nha (1936), chiến tranh Nga-Hoa (1949), chiến tranh Đông Dương và Trung Quốc (1945), tất cả đều do Tam Điểm giật dây hoặc điều khiển theo kế hoạch của họ. 

Chính tại Liên Xô, Lénine (1870-1924) và Trotski (1870-1940) là nhân viên cao cấp của Tam Điểm nhưng say mê chủ nghĩa Karl Marx nên xa dần Tam Điểm. Tuy phương tiện có khác nhưng cùng chung mục đích nên vẫn được Synarchie tài trợ qua ngân hàng Jacob, Schiff và Joef của Hoa Kỳ qua trung gian tòa đại sứ Thụy Điển ở Mỹ, giúp Bolsevich lật đổ Nga Hoàng. Khi thành công, 2 triệu người Công Giáo vùng Ukraine bị đói. Đồng thời họ cổ võ phong trào vô luân khắp nơi. Và chỉ riêng tại Moscow có tới 45 trại khổ sai khổng lồ. 

Còn tại Trung Quốc, 1949 Mao chiếm được Hoa Lục, ông đề ra chủ nghĩa xét lại và thanh trừng. Tới năm 1957, hai nhà bác học Lý Chính Đạo và Dương Chấn Minh được giải Nobel vật lý khi đang sống tại Hoa Kỳ, Tam Điểm cố vận động họ về nước để cộng tác, đồng thời Kissinger vận động để Mỹ – Hoa sát lại và có cuộc thăm viếng của TT Nixon. 

Tới Hoa Kỳ, 1773, Tam Điểm tài trợ cho CLB St André ở Boston, tấn công 3 tầu Anh, châm ngòi chiến tranh giành độc lập. Washington và Franklin là 2 nhân viên cao cấp của Tam Điểm đã lãnh đạo cuộc chiến đó. Tổng thống nào không do Tam Điểm chỉ định sẽ bị ám sát, như Lincoln và Kennedy. Các ngân hàng và xí nghiệp lớn đều do Tam Điểm điều khiển. Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chỉ là những con bài của họ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét