Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Thư Tuần Thánh

Anh chị em thân mến trong Chúa Ki tô!

Chúng ta đang bước vào Tuần Thánh. Vậy chúng ta phải làm gì để đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta?
Chúa Con đã đáp lại Tình Yêu của Chúa Cha bằng cái chết của Ngài trên Thập Giá. Con đã hy sinh tất cả vì Cha.
Còn đối với chúng ta thì sao?
Chúng ta là những thụ tạo đầy tội lỗi, yếu đuối và ngu dốt. Làm sao chúng ta có thể đáp lại Tình Yêu của Đấng đã chết vì chúng ta?
Vậy có cách nào để đáp lại Tình Yêu của Đấng là Tình Yêu?
Mời anh chị em cùng đọc tiếp lá thư của con để chúng ta cùng giúp nhau nên thánh nhé!

Loài người thì yếu đuối, loài người thì bất xứng nên Con Thiên Chúa đã làm người để nâng loài người lên cùng Thiên Chúa.
Vậy để đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa cho cân xứng thì chỉ có cách mỗi ngày chúng ta dâng mọi Công Ngiệp của Đấng Thiên Chúa Người lên Cha Hằng Hữu để đáp lại Tình Yêu của Cha chúng ta.
Đối với Giêsu. Cha là tất cả. Ngài đã chịu đựng tất cả chỉ vì Cha.
Đói, khổ, bị bỏ rơi, bị đánh đòn, bị đóng đinh, bị sỉ nhục, bị kết án bất công, bị chết treo trên thập giá chẳng là gì so với sự im lặng của Cha. Cha đã im lặng để nhìn Con trong Tình Yêu. Con đã ra như chết khi Cha im lặng: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con”. Nhưng chính trong sự bị Cha bỏ rơi này mà Con đã dâng lên Cha một Tình Yêu Vô Cùng. Tim Con đã như vỡ ra để như muốn trở về với Cha.

Nhưng trên thực tế, chính Cha cũng không thể chịu nổi vì Tình Yêu của Con. Cha muốn Ôm choàng lấy Con ngay trên thập giá trong Thần Khí.
Con cũng không thể chịu đựng được hơn nữa vì Tình yêu đã lên tới đỉnh điểm nên Con đã thốt lên: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.
Cảm động làm sao Tình Cha Yêu Con. Thán phục dường nào Tình Con Yêu Cha.
Các Thiên Thần tôn thờ Tình Yêu ấy. Mẹ cũng ngất lặng để tôn sùng Tình Yêu ấy. Và chính giờ phút ấy Mẹ thay cho loài người cũng đã dâng lên Cha và Con tình yêu của Mẹ. Cha và Con đã hài lòng với tình yêu của Mẹ, để rồi từ nay trở đi Mẹ được diễm phúc là Mẹ Thiên Chúa. Từ nay, trời và đất đã không còn chia cắt.

Thưa anh chị em!
Con Thiên Chúa đã chết cho chúng ta được sống. Nay cái chết ấy và mầu nhiệm thương khó ấy được tái hiện lại trong Tuần Thánh này, để chúng ta chiêm ngắm và tôn thờ những giây phút Thiên Chúa chứng tỏ Tình Yêu của Ngài cho nhân loại chúng ta.

Vậy trong Tuần Thánh này, con xin anh chị em chúng ta cùng đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa bằng những hành động cụ thể sau:

1. Cố gắng đi lễ mỗi nếu có thể.
2. Mỗi ngày gắng lần đủ 3 chuỗi Thương Xót nếu có thể.
3. Mỗi ngày gắng lần 3 chuỗi Mân Côi với Mầu Nhiệm 5 Sự Thương – Nếu có thể.
4. Đi Đàng Thánh Giá mỗi ngày nếu có thể.
5. Làm vài việc bác ái nào đó mỗi ngày nếu có thể.
6. Quyết tâm không nóng - giận - hờn ai.
7. Đi xưng tội ngay trong tuần này.
8. Đến ngày thứ 7 thì gắng suy niệm 7 sự thương khó của Đức Mẹ.
9. Ăn chay cả tuần – tùy theo sức khỏe và hoàn cảnh của mỗi người. Được ăn no để làm việc.
10. Mỗi ngày đều thưa với Chúa và Đức Mẹ những câu sau:

- Lạy Chúa và Mẹ - Xin tha thứ cho con. Vì con là kẻ có tội.
- Lạy Chúa và Mẹ - Xin thêm sức cho con. Vì con là kẻ yếu đuối.
- Lạy Chúa và Mẹ - Xin soi sáng cho con. Vì con là kẻ ngu dốt.

Mỗi người làm theo khả năng với lòng yêu mến. Còn nhiều phương thế để nên thánh nữa tùy theo mỗi anh chị em được Chúa ban cho. Trên là 10 phương thế đơn sơ và cụ thể để cho chúng ta tham khảo.
Tuy nhiên, làm gì thì cũng phải có chừng mực và tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người để giữ sự quân bình theo tinh thần của Thánh Tê rê sa Hài Đồng Giê su là: Chu toàn bổn phần hằng ngày - Đơn Sơ và Phó Thác.

Trong Tuần Thánh này chúng ta có thể mỗi ngày xin với Chúa những ơn sau:
CN: Xin Ơn KHÔN NGOAN giúp chúng ta nhìn thấy những sự việc trong cuộc sống qua con mắt của Chúa, theo như Chúa nhìn. Chúa Thánh Thần qua ơn này cho chúng ta khả năng để yêu mến và hiểu biết những sự việc và lời dạy của Chúa.

T2: Xin Ơn THÔNG MINH giúp ta nắm bắt được những gì Chúa mạc khải cách chính xác và mau lẹ. Với ơn thông minh Chúa Thánh Thần giúp chúng ta thấu hiểu cách sâu sắc những gì chúng ta tin vì Thiên Chúa là Đấng đáng tin cậy.

T3: Xin Ơn BIẾT LO LIỆU giúp chúng ta quyết định theo đường hướng ngay thẳng. Qua ơn này, Chúa Thánh Thần soi sáng chúng ta để chúng ta biết lo tránh những cơ hội dẫn đến tội lỗi và chọn những gì không trái với lương tâm, những điều xứng hợp với phẩm giá con người và những gì giúp chúng ta sống đẹp lòng Chúa.

T4: Xin Ơn DŨNG CẢM giúp chúng ta thực hành điều Chúa Thánh Thần đã giúp chúng ta hiểu biết và quyết định ngay cả khi chúng ta gặp trở ngại. Chúa Thánh Thần ban sức mạnh để chúng ta vượt qua mọi khó khăn để thi hành bổn phận của người Kitô hữu cách vui vẻ và phấn khởi.

T5: Xin Ơn HIỂU BIẾT giúp ta nhìn thấy sự thật của cuộc sống trần thế. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhìn thấy sự việc theo cách nhìn của Chúa để chúng ta không bị lừa dối bởi những phù hoa của tội lỗi và yêu mến sự việc của Chúa.

T6: Xin Ơn ĐẠO ĐỨC giúp ta yêu mến những sự thuộc về Chúa và đức tin. Ơn này của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta yêu mến Chúa, Đấng yêu thương chúng ta tột bậc và thờ phượng Ngài và đồng thời cũng giúp chúng ta yêu mến anh em mình vì chúng ta có cùng một Cha trên trời.

T7: Xin Ơn KÍNH SỢ CHÚA giúp ta vâng lời Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận ra sự cao cả, công minh của Chúa để không làm điều gì làm mất tình nghĩa với Chúa. Chúng ta không sợ hãi như kẻ nô lệ, nhưng luôn tôn kính và trông cậy vào tình yêu của Chúa.

Nguyện xin ân sủng của Thiên Chúa luôn ở cùng anh chị em.
Chúc anh chị em Tuần Thánh trong Thánh Thần.
Thân mến trong Chúa Ki tô!
Tu Sĩ Hèn Mọn – Tông Đồ Lòng Thương Xót Chúa.

Tam Nhật Vượt Qua là gì?

Tam Nhật Vượt Qua
Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Đó là trung tâm điểm của đức tin: Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô.

GIỚI THIỆU

Tam nhật Vượt qua – gồm Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), và Lễ Phục Sinh (Easter). Điều này bao gồm Đêm Vọng Phục Sinh (Great Easter Vigil), đỉnh cao của Tam Nhật Thánh. Từ Triduum có gốc tiếng Latin nghĩa là “ba ngày”. Tam Nhật Thánh bắt đầu từ bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào kinh chiều (Evening Prayer) của Chúa Nhật Phục Sinh. Như vậy, Tam Nhật Thánh gồm 3 ngày trọn vẹn bắt đầu và khết thúc vào chiều tối. Tam Nhật Thánh là một phần của Mùa Chay (ít là theo phụng vụ), nhưng Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh vẫn được tính vào 40 ngày Mùa Chay truyền thống. Tam Nhật Thánh cử hành trung tâm điểm của đức tin và ơn cứu độ: Sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Như vậy, Tam Nhật Thánh tưởng niệm Bí tích Thánh Thể (Bí tích của các Bí tích), cuộc khổ nạn, sự đóng đinh, sự chết và sự phục sinh vinh quang của Chúa Giêsu vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh. Cùng với việc Thăng Thiên, các sự kiện quan trọng này tạo nên Mầu nhiệm Vượt Qua (Paschal Mystery).

Mặc dù năm phụng vụ khởi đầu vào Mùa Vọng nhưng vẫn đạt tới đỉnh cao trong Tam Nhật Thánh, đặc biệt vào Lễ Phục Sinh, lễ trọng của các lễ trọng, gọi là đại lễ. Giáo lý Công giáo mô tả tầm quan trọng của Tam Nhật Thánh thế này:

Bắt đầu bằng Tam Nhật Thánh như nguồn ánh sáng, thời đại mới của sự phục sinh đổ đầy cả năm phụng vụ bằng sự rực rỡ của ánh sáng. Dần dần, về phương diện khác của nguồn gốc này, năm được tôn lên bằng phụng vụ. Đây thực sự là “năm của ân sủng Thiên Chúa”. Sự cứu độ hoạt động trong khung thời gian, nhưng vì sự viên mãn trong cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu và sự tràn đầy Thánh Thần, đỉnh cao của lịch sử được tiên báo là “sự nếm trước” và Vương quốc của Thiên Chúa đến trong thời đại của chúng ta (Giáo lý Công giáo, số 1168).

LỊCH SỬ

Các Kitô hữu tưởng niệm cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu từ thời các Tông đồ, vì sự chết và sự sống lại của Ngài là trung tâm ơn cứu độ Kitô giáo. Ít là vào thế kỷ II, các Kitô hữu đã cử hành Đêm Vọng Phục Sinh, bắt đầu đêm thứ Bảy, tiếp tục đến sáng lễ Phục Sinh. Trong Đêm Vọn Phục Sinh, các Kitô hữu tưởng niệm lịch sử ơn cứu độ, chờ đợi sự trở lại của Chúa Giêsu, và cử hành sự phục sinh của Chúa Giêsu vào sáng sớm Chúa Nhật Phục Sinh. Trong Đêm Vọng Phục Sinh, các tân tòng lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và Bí tích Thánh Thể lần đầu tiên.

Từ việc cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II, Đêm Vọng Phục Sinh và Tam Nhật Thánh lại đạt được vị thế ưu tiên trong lịch Phụng vụ Công giáo Tây phương. Luật năm Phụng vụ và lịch Phụng vụ đã tái tiết lập Tam Nhật Thánh là mùa sau Mùa Chay trong Giáo hội Công giáo. Nhiều Giáo hội Tin Lành không coi Tam Nhật Thánh là mùa phụng vụ, và cử hành Mùa Chay cho tới trước Đêm Vọng Phục sinh.

Thứ Năm Tuần Thánh

Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday hoặc Holy Thursday) khởi đầu Tam Nhật Vượt Qua – ba ngày quan trọng nhất trong năm phụng vụ. Thời gian này kỷ niệm Bữa Tiệc Ly, Cuộc Khổ Nạn, và Sự Phục Sinh của Đức Kitô.

Trong khi dùng Tiệc Vượt Qua, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và rượu, rồi trao cho các môn đệ. Các Kitô hữu tiếp tục cùng chia sẻ bánh và rượu là một phần trong việc thờ phượng trong Giáo hội. Đó là Thánh Thể Đức Kitô.

Bữa Tiệc Ly là tiệc Vượt Qua – bữa ăn mà người Do Thái chia sẻ với nhau để kỷ niệm thời gian Thiên Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ người Ai Cập. Đêm Thứ Năm Tuần Thánh là đêm Chúa Giêsu bị môn đệ Giuđa phản bội tại Vườn Gết-sê-ma-ni (Vườn Dầu).

Chữ Maundy có gốc tiếng Latin là “mandatum”, nghĩa là “điều răn” hoặc “mệnh lệnh”. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu truyền lệnh: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13:34).

Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Hành động này đôi khi được thực hiện theo nghĩa đen như một cách tốt để nhắc nhở những người cai trị rằng họ có chức có quyền là để phục vụ mọi người chứ không phải để được phục vụ hoặc hưởng thụ.

Tại Anh quốc, thói quen Quốc vương rửa chân cho người khác được thể hiện tới năm 1689. Lúc đó Hoàng đế hoặc Nữ hoàng rửa chân cho người nghèo vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Tu viện Westminster. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng các chủ tiệm giặt quần áo phải rửa chân cho người khác trước khi Quốc vương phải rửa và hôn chân họ. Thực phẩm và quần áo được trao tặng cho người nghèo.

Ngày nay, tại Anh quốc, Nữ hoàng theo truyền thống là “lì xì” tiền cho những người hưu trí, gọi là Maundy Money (tạm dịch “tiền lệnh”). Truyền thống “lì xì” tiền cho người nghèo có từ thế kỷ XIII, thời Vua Edward I.

Có một thời, những người nhận tiền phải cùng phái tính với Quốc vương, nhưng từ thế kỷ VIII, luật này không còn. Hằng năm, vào ngày này, Nữ hoàng tham dự Lễ Hoàng Gia (Royal Maundy service) tại một trong các đại giáo đường trong nước. “Tiền lệnh” được “lì xì” cho quý ông và quý bà hưu trí ở gần nhà thờ đó.

Các vệ sĩ đựng “tiền lệnh” trong các ví da đỏ và trắng trên khay vàng để trên đầu. Tiền trong ví đỏ là tiền thay cho thực phẩm và quần áo, còn tiền trong ví trắng là tiền đồng bằng kim loại dùng để “lì xì”. Năm 2009, mỗi người nhận được trao 2 ví – ví đỏ có đồng 5 Bảng Anh, kỷ niệm lần thứ 500 ngày lên ngôi của Vua Henry VIII và đồng 50 xu để kỷ niệm ngày thành lập Vườn Kew, còn ví trắng có 83 xu vì Nữ hoàng được 83 tuổi.

Nhiều Kitô hữu kỷ niệm Bữa Tiệc Ly là cử hành Thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Tại nhiều nhà thờ có nghi thức rửa chân. Sau Thánh lễ, bàn thờ được bỏ khăn. Nhiều nơi tổ chức chầu Thánh Thể suốt đêm cho tới sáng, với ý thông phần đau khổ với Đức Kitô trong những giờ cuối đời của Ngài tại Vườn Dầu, trước khi Ngài bị xử tử vào Thứ Sáu Tuần Thánh

Hãy cầm lấy tấm-bánh-cuộc-đời-mình, tạ ơn Chúa, bẻ ra và trao cho nhau, để thực hiện mệnh lệnh yêu thương của Thầy Chí Thánh Giêsu!

Thứ Sáu Tuần Thánh
Tại sao Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành? Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành?

Đây là vấn đề gây “rối trí” không chỉ đối với trẻ em mà cả nhiều người lớn. Chúng ta không nói Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt, vì đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá. Làm sao Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là tốt khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa?

Nhưng Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành vì Đức Kitô, qua cái chết của Ngài, đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Tốt lành ở đây có nghĩa là thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thánh và quan trọng đối với các Kitô hữu Đông phương, cả Công giáo và Chính thống giáo. Thứ Sáu Tuần Thánh cũng được gọi là ngày thánh trong ngôn ngữ Rôma.

Anh ngữ gọi Thứ Sáu Tuần Thánh là Thứ Sáu Tốt Lành (Good Friday). Không rõ nguồn gốc, một số người cho là do cách nói “God's Friday” (Thứ Sáu của Chúa) mà thành; một số người khác lại cho là do Đức ngữ là Gute Freitag, chứ không là gốc Anh ngữ. Đôi khi, ngày này được người Anglo-Saxons gọi là “Thứ Sáu Dài” (Long Friday), trong tiếng Đan Mạch cũng vậy. Đức ngữ gọi ngày Thứ Sáu Tốt Lành là Karfreitag – nghĩa là Thứ Sáu Đau Buồn hoặc Thứ Sáu Đau Khổ.

Chẳng ai rõ nguồn gốc, nhưng lý lẽ thần học rất giống cách diễn tả trong Giáo lý Baltimore: Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt vì chính cái chết của Đức Kitô dẫn tới sự sống lại trong Chúa Nhật Phục Sinh, đem lại sự sống mới cho những người tin.

Thứ Sáu Tuần Thánh có là ngày buộc? Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, người Công giáo tưởng niệm sự đóng đinh và sự chết của Đức Kitô, gọi là Cuộc Khổ Nạn. Người Công giáo được khuyến khích tham dự nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Đức Kitô vào Thứ Sáu Tuần Thánh để chuẩn bị đầy đủ cho sự sống lại của Đức Kitô vào Chúa Nhật Phục Sinh, như vậy Thứ Sáu Tuần Thánh không là ngày buộc. Tuy nhiên, đây lại là ngày buộc ăn chay và kiêng thịt.

Tháng 7-2007, cựu giáo hoàng Biển Đức XVI, trong Tự sắc Summorum Pontificum, đã duy trì Thánh lễ Latin Truyền thống là một trong hai dạng Thánh lễ được duy trì, người ta cho rằng ngài cũng sẽ xem lại các “Lời nguyện Trọng thể” (Solemn Prayers) dùng trong Thứ Sáu Tuần Thánh. Các lời nguyện này cầu cho Giáo hội và mọi người Công giáo, rồi cầu cho các Kitô hữu ngoài Công giáo, cầu cho người Do Thái, và cuối cùng cầu cho người ngoại giáo.

Các lời nguyện khác nhau nhưng có điểm chung: Nhận biết Đức Kitô, qua cái chết và sự phục sinh của Ngài, là Đấng Cứu Độ của nhân loại. Do đó, các lời cầu xin cho người Công giáo mạnh mẽ trong đức tin, các Kitô hữu ngoài Công giáo trở về hiệp nhất trong đức tin Công giáo, người Do Thái và ngoại giáo nhận biết Đức Kitô là Thiên Chúa cứu độ họ. Nói cách khác, hy vọng mọi người được cứu độ nhờ tin vào Đức Kitô.

Thứ Hai, ngày 4-2-2008, Thư ký Tòa thánh thông báo rằng cựu giáo hoàng Biển Đức đã xem lại lời nguyện này, và bản chỉnh sửa được dùng trong nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh theo sách lễ truyền thống là Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) xuất bản năm 1962.

Trong thư gởi Giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô viết: “Nếu bạn vốn là cành của cây ô-liu dại, mà còn được chặt đi và tháp vào cây ô-liu tốt, trái lẽ tự nhiên, thì phương chi họ vốn là những cành của cây ô-liu chính, họ lại càng có thể được tháp vào cây cũ. Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là: một phần dân Ít-ra-en đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ. Như vậy, toàn thể Ít-ra-en sẽ được cứu độ, như có lời chép: Từ núi Sion, vị Cứu Tinh sẽ đến, Người sẽ loại bỏ những điều vô đạo khỏi nhà Gia-cóp” (Rm 11:24-26).

Theo Thánh Phaolô, Ơn Cứu Độ chỉ đến từ Đức Kitô, do đó, bác ái Kitô giáo đòi buộc chúng ta cầu nguyện cho mọi người cùng trở lại. Sẽ là sai nếu chúng ta tin Đức Kitô là Đấng cứu chuộc nhân loại mà lại loại trừ người Do Thái. Chúa Giêsu đã vì mọi người mà chịu chết để cứu độ mọi người tin vào Ngài.

Thứ Bảy Tuần Thánh
Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày cuối cùng của Mùa Chay, của Tuần Thánh, và của Tam Nhật Vượt Qua, ngay trướ Đại lễ Phục Sinh. Thứ Bảy Tuần Thánh đang tròng thời gian tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Đức Giêsu Kitô, và chuẩn bị việc Ngài phục sinh.

Cũng được gọi là Vọng Phục Sinh (đúng ra là đêm Thứ Bảy Tuần Thánh), Thứ Bảy Tuần Thánh có một lịch sử dài và thay đổi. Bách khoa Công giáo ghi: “Thời Giáo hội sơ khai, đây là Thứ Bảy duy nhất phải ăn chay”. Ăn chay là dấu hiệu sám hối, vì vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta bằng Giá Máu của Ngài. Như vậy, từ nhiều thế kỷ qua, các Kitô hữu đã coi Thứ Bảy và Chúa Nhật (ngày Chúa Giêsu phục sinh) là những ngày cấm ăn chay. Cách thực hành này vẫn có trong luật mùa Chay của các Giáo hội Công giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương, giảm nhẹ việc ăn chay vào các Thứ Bảy và Chúa Nhật.

Thế kỷ II, các Kitô hữu bắt đầu ăn chay toàn phần (không ăn bất kỳ thứ gì) suốt 40 giờ trước lễ Phục Sinh, nghĩa là trọn ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay.

Cũng như vào Thứ Sáu Tuần Thánh, không có Thánh lễ trong ngày Thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Vọng Phục Sinh diễn ra sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, đúng là thuộc về Chúa Nhật Phục Sinh, vì theo phụng vụ, mỗi ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày hôm trước. Đó là lý do mà dự lễ vọng đêm Thứ Bảy có thể đã giữ trọn luật dự lễ Chúa Nhật. Khác là vào ngày Thứ Sáu, rước lễ khi tham dự phụng vụ buổi chiều tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh thì Thánh Thể chỉ được trao có các tín hữu như “của ăn đàng” (viaticum) – nghĩa là trong trường hợp nguy tử.

Trong Giáo hội sơ khai, các tín hữu họp nhau vào chiều Thứ Bảy Tuần Thánh để cầu nguyện và rửa tội cho các tân tòng – đã trải qua mùa Chay để chuẩn bị được đón nhận vào Giáo hội. Theo Bách khoa Công giáo, thời Giáo hội sơ khai, Thứ Bảy Tuần Thánh và vọng lễ Ngũ Tuần (Pentecost) là những ngày duy nhất có thể rửa tội cho tân tòng. Thời gian vọng này kéo dài cả đêm tới sáng Chúa Nhật Phục Sinh, khi bài Alleluia được hát lần đầu tiên kể từ đầu mùa Chay, và các tín hữu – kể cả những người mới được rửa tội – kết thúc 40 giờ ăn chay (nhịn mọi thứ) bằng việc rước lễ.

Thời Trung Cổ, khoảng đầu thế kỷ VIII, các nghi thức Vọng Phục Sinh, nhất là làm phép lửa mới và thắp Nến Phục Sinh, được áp dụng từ rất sớm. Cuối cùng, các nghi thức này được cử hành vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh. Cả ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, trước đây là ngày than khóc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và mong đợi Ngài sống lại, ngày nay chỉ còn là việc tham dự Đêm Vọng Phục Sinh.

Với cải cách phụng vụ Tuần Thánh năm 1956, các nghi thức này trở thành chính Lễ Vọng Phục Sinh (nghĩa là Thánh Lễ được cử hành sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh), và như vậy là tính chất nguyên thủy của Thứ Bảy Tuần Thánh được phục hồi.

Tới khi có bản sửa đổi luật ăn chay và kiêng thịt năm 1969, việc ăn chay và kiêng thịt nghiêm ngặt tiếp tục được giữ vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, điều đó nhắc các tín hữu nhớ tới bản chất u sầu của ngày này và chuẩn bị vui mừng đón Lễ Phục Sinh. Ăn chay và kiêng thịt không còn bắt buộc vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng việc thực hành các luật mùa Chay vẫn là cách tốt để cử hành ngày thánh này.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ ChurchYear.net, Resources.Woodlands-Junior.kent.sch.uk, Catholicism.about.com)

Nỗi kinh hoàng trong Vườn Cây Dầu, là những tai ương do tội lỗi trong thời cuối

Nỗi kinh hoàng khủng khiếp nhất mà Ta đã chứng kiến trong Vườn Cây Dầu, là những tai ương do tội lỗi trong thời cuối (25/03/2013)

Thứ hai, ngày 25 tháng 03 năm 2013, lúc 14:50

Hỡi con gái yêu dấu của Ta, nỗi kinh hoàng khủng khiếp nhất mà Ta đã chứng kiến trong Vườn Cây Dầu, là những tai ương do tội lỗi trong thời cuối.

Trong suốt thị kiến mà Satan bày ra, Ta đã thấy con người xa rời những Lề Luật của Thiên Chúa. Tên ác quỷ đã cho Ta thấy những hình ảnh khủng khiếp; cám dỗ Ta với đủ mọi lý lẽ vì sao Ta phải quay lưng lại với Thánh ý của Cha Ta. Hắn muốn gây đau khổ khủng khiếp cho Ta vì thế hắn đã thể hiện quyền lực mà hắn vẫn còn nắm giữ, mặc cho cái chết của Ta trên Thập Giá.

Ta đã được nhìn thấy sự phá hủy cuối cùng của Giáo Hội trên trái đất; việc thâu tóm quyền lực bên trong Giáo Hội bởi các phe phái của Tam Điểm; sự vô luân của con người; sự vô liêm sỉ của con cái Thiên Chúa, khi họ phạm những tội lỗi ghê tởm của tính xác thịt; sự giết hại những người vô tội và sự sai lầm của những kẻ tự xưng là rao giảng nhân Danh Ta.

Satan quá mạnh đến nỗi hắn đã gieo vào tâm trí Ta những nghi ngờ về việc Ta mà lại có thể là Con Thiên Chúa làm người. Với Thiên Tính của Ta, Ta không thể vướng mắc vào tội lỗi, nhưng Ta nói với các con điều này để nhân loại có thể hiểu được cách mà tên ác quỷ có thể cám dỗ các con quay lưng lại với Ta.

Satan không bày ra điều ác một cách hiển nhiên. Thay vào đó, hắn che đậy sự dữ như là điều tốt. Hắn rất xảo quyệt và có thể đánh lừa ngay cả những người thánh thiện nhất để họ tin rằng một sự dối trá là Sự Thật.

Khi con người xa rời những Giáo Huấn của Ta, họ sẽ sẵn lòng đón nhận tội lỗi bởi tính tham lam trong tâm hồn họ. Nếu không được dẫn dắt, con người sẽ luôn mất đi tình trạng ân sủng. Khi Danh Ta bị loại trừ khỏi mặt đất, con người sẽ không thể tìm thấy được Thiên Chúa.

Dù cho các con có theo bất cứ tôn giáo nào thì điều đó cũng không quan trọng, vì con đường duy nhất dẫn các con đến với Thiên Chúa là thông qua Ta, Con Một của Người. Vì Ta đã chết trên Thập Giá, nên Ta đã cứu chuộc các con - bao gồm tất cả mọi con người đang sống trên thế giới ngày nay - khỏi lửa Hỏa Ngục. Nếu các con không nhìn nhận điều này, thì các con không thể bước vào Cổng Thiên Đàng. Chỉ nhờ vào Người Con thì các con mới có thể đến được với Chúa Cha. Khi các con khước từ Ta, Chúa Giêsu Kitô, là các con khước từ ơn cứu rỗi của các con.

Các con biết thật quá ít ỏi về tội lỗi và cách thức mà tội lỗi ngăn cách các con với Thiên Chúa. Tội lỗi chưa bao giờ quá lan tràn như hiện nay kể từ khi Thiên Chúa tạo dựng thế giới. Các con là những tội nhân và các con đã chìm ngập trong những mức độ tha hóa mà Ta phải thấy ghê tởm.

Các con đã khiến cho ngay cả những trẻ nhỏ, được giao phó cho các con coi sóc, phải cư xử như những lũ quỷ. Các con không có lòng bác ái, tình yêu thương và lòng nhân hậu đối với nhau tuy nhiên nhiều người trong các con lại tỏ ra có những hành động của lòng tin để người ta ngưỡng mộ. Giống như những người Pharisêu đã áp đặt những Lề Luật của Thiên Chúa nhưng lại không thực hành những Lề Luật ấy; những người Pharisêu không có lòng khiêm nhường và những kẻ tuyên bố là đến nhân danh Ta cũng đầy những thói kiêu ngạo.

Các con cần phải học hỏi biết bao nhiêu điều nữa để có thể nhận biết Tiếng Nói của Ta và những Giáo Huấn của Ta, những điều này vẫy đang rơi vào những lỗ tai điếc. Và rồi, có những người dành cả đời để công bố những hiểu biết của họ về Thiên Chúa, họ tuyên bố rằng họ biết những lời tiên tri vốn sẽ được mặc khải, nhưng họ không hề biết gì. Nếu không vì Lòng Thương Xót Vô Biên của Ta thì các con sẽ không xứng đáng để bước vào Vương Quốc của Ta.

Đã đến lúc để tất cả những ai tuyên bố mình đang dẫn dắt con cái Thiên Chúa theo đường lối của Người, phải nài xin Ta, Chúa Giêsu Kitô, ban cho Ơn Khiêm Nhường. Đã đến lúc các con lắng nghe Sự Thật, khi Sự Thật được ban cho các con, vì các con không còn nhiều thời gian để đền tội trước Mắt Ta.

Chúa Giêsu của các con

Có Phải Là Một Trong Nhiều Cảnh Phản Ánh Trời Mới Đất Mới?

Sứ Điệp Ứng Nghiệm: Nhân sự rời bỏ ngân hàng ngày càng lớn

Làn sóng nhân sự rời bỏ ngân hàng đang ngày một lớn, năm 2014 đã có khoảng 10% nhân sự ngành này quyết định ra đi để tìm nghề nghiệp mới. Phải chăng ngân hàng đang mất dần sự hấp dẫn vốn có của mình?

Năm qua riêng chi nhánh ngân hàng nơi anh Tùng làm việc đã cắt giảm 1/3 cán bộ vì chính sách cơ cấu lại của ngân hàng. Tới tháng 2/2015, anh Tùng cũng quyết định bỏ vị trí một kiểm soát viên để chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới, dù sếp nàn nỉ anh ở lại. Tuy công việc mới nhiều thử thách hơn, nhưng anh vẫn cho rằng lựa chọn của mình được đưa là đúng thời điểm.

Khác với anh Tùng là những người tự nguyện rời bỏ công việc để chuyển sang một vị trí mới, trường hợp của chị Minh Hằng lại là “buộc phải nghỉ” khi ngân hàng nơi chị làm việc có quyết định cắt giảm bớt nhân sự sau khi sáp nhập với một nhà băng khác.

Một con số khảo sát vừa được Công ty tư vấn Towers Watson đưa ra gần đây cho biết, trong năm 2014 đã có khoảng 10% nhân sự trong lĩnh vực ngân hàng đã rời bỏ ngành này để đi tìm công việc mới trong lĩnh vực khác.

“Đúng là ngành ngân hàng đang mất dần sự hấp dẫn và ngân hàng là lĩnh vực đang chứng kiến sự biến động nhân sự lớn nhất”- TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ với Infonettừ thực tế quá trình làm việc trong ngành thời gian qua.
Ngân hàng hiện đang chứng kiến làn sóng biến động lớn sự mạnh mẽ nhất 

Ông Hiếu phân tích, sở dĩ ngành này không còn tính hấp dẫn như trước có lẽ trước tiên bởi thu nhập đã giảm đi rất nhiều so với trước. Bằng chứng rõ ràng là ngoài chuyện giảm lương, thưởng, tại nhiều nhà băng vài năm qua còn giảm, thậm chí là không có thưởng Tết cho nhân viên.

“Tôi biết nhiều trường hợp ngân hàng năm qua cố gắng lắm họ mới thu xếp để trả lương cho nhân viên tháng 12, còn thưởng Tết là điều không tưởng. Thậm chí, có nhà băng còn phải thưởng Tết cho nhân viên bằng vài kg gạo, điều mà trước đây không ai có thể nghĩ tới sẽ xảy ra với khối ngân hàng” – ông bộc bạch.

Lý giải về việc cán bộ ngành ngân hàng thay đổi chỗ làm nhiều hơn các lĩnh vực khác trong năm qua, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Điều hành Công ty tuyển dụng Nhân sự cấp cao Navigos Search cho rằng, sau một thời gian phát triển “nóng” thì đây là giai đoạn “vãn hồi” của ngành ngân hàng.

“Khi lương, thưởng không đủ sức hấp dẫn, không còn cao so với nhiều ngành khác mà áp lực lại lớn, thì tất nhiên họ phải chọn cho mình cho đường khác”- bà Vân Anh bình luận.

Quan trọng hơn, 2-3 năm qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trải qua quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ, số lượng ngân hàng vì thế cũng giảm đi đáng kể thông qua những thương vụ mua bán – sáp nhập để lớn mạnh hơn. Làn sóng cắt giảm nhân sự không chỉ diễn ra tại các ngân hàng lớn, với nhà băng nhỏ, nhất là ở những ngân hàng đang trong diện buộc phải sáp nhập, hợp nhất, bán lại… nhân sự cũng đang trong tình cảnh “nhấp nhổm” kẻ ở - người đi.

Có nhà băng trước kia ồ ạt tuyển nhân sự, nhưng nay cũng khá dè dặt. Số lượng nhân sự tăng lên trong cả hệ thống chỉ vài chục, hoặc vài trăm người, thay vì cả nghìn người như vài năm trước. Đơn cử, tại thời điểm 31/12/2014 Vietcombank có số lượng nhân viên là 13.643 người, chỉ tăng 194 người so với cuối năm 2013 là khá khiêm tốn so với quy mô nhà băng lớn như Vietcombank. Và cũng có nhà băng đã ra chính sách giảm nhân sự, như tại Vietinbank. Đầu năm 2015 nhà băng này có 19.059 người, giảm 61 người so với quý 3/2014 và giảm 124 người so với cuối năm 2013. Hay tại các nhà băng gặp “biến cố” thời gian qua như OceanBank, Ngân hàng Xây dựng (VNBC)… thì số nhân sự rời đi, bị sa thải… là rất lớn.

Theo mục tiêu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) số lượng các nhà băng sẽ được rút gọn về chỉ còn một nửa so với hiện tại, khoảng 15-17 ngân hàng trong vài năm tới thông qua quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ lại lĩnh vực này.

“Chừng nào số lượng ngân hàng còn giảm đi thì chừng đó còn kéo theo số lượng cán bộ phải rời bỏ ngành ngân hàng cũng sẽ tăng lên” – TS. Hiếu dự đoán.

“Sóng ngầm” chuyển dịch nhân sự

Một nguyên nhân khác được chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhắc tới, đó là áp lực của ngành ngân hàng so với những ngành nghề khác. Có khi cùng một mức thu nhập, cũng phải chịu định mức doanh số kinh doanh, song áp lực từ công việc mà mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng phải chịu lớn hơn nhiều. Tùy từng ngân hàng, nhưng chỉ tiêu doanh số (huy động, tín dụng…) mà mỗi cán bộ tín dụng bị “áp” không dưới 500 triệu đồng/tháng, có nhà băng áp chỉ tiêu cao lên tới 1,5-2 tỷ đồng/tháng...

“Áp lực thì nhiều, lợi ích không còn như trước nên họ bỏ đi tìm ngành khác. Đặc biệt là cán bộ nữ, vì áp lực lớn họ không còn đủ thời gian cho gia đình, nên tìm ngành khác là đương nhiên” – ông Hiếu nêu thực tế.

Cũng theo quan điểm của Giám đốc Điều hành Công ty Tuyển dụng Nhân sự cấp cao Navigos Search, áp lực săn đón gắt gao của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn với những nhân sự giỏi trong ngân hàng cũng là một trong số các nguyên nhân mà họ quyết định rời đi để tìm cơ hội thăng tiến mới cho mình.

“Việc có những nhân sự trong ngành ngân hàng rời khỏi ngành để xác định lại cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất với thực lực của mình có khi lại là tốt cho họ”- bà Vân Anh chia sẻ với Infonet.

Nói về xu hướng nhân sự ngành ngân hàng trong thời gian tới, ông Hiếu bình luận, ngân hàng luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự vì tiêu chí hoạt động ngày càng cao và họ cần những lao động đáp ứng nhu cầu mới, chưa kể nhu cầu tuyển dụng để thay thế số đã ra đi. Thế nhưng, giảm nhân sự vẫn sẽ là khuynh hướng của ngành này khi số lượng ngân hàng phải tái cơ cấu ngày một nhiều hơn. Và hiện tại số lượng nhân sự ngân hàng vẫn còn rất đông so với thực lực của ngành.

 Theo Ngân Hàng

Sứ Điệp Ứng Ngiệm: Sự sụp đổ hệ thống ngân hàng của các con là do tên phản Kitô chủ mưu

Thứ Năm, ngày 6 tháng 10 năm 2011, lúc 10:45 tối.

Con gái yêu dấu của Cha, con hãy siêng năng cầu nguyện vì tên phản Kitô đã sẵn sàng để bất ngờ xuất hiện từ hang ổ ẩn náu của hắn và lao vào thế giới để ăn tươi nuốt sống con cái của Cha.

Kế hoạch xảo quyệt của hắn sẽ được giấu kín đằng sau vẻ bề ngoài đẹp trai quyến rũ và khả năng ăn nói lưu loát, nhưng khi con cái Cha nhìn vào mắt hắn thì họ chỉ thấy bóng tối vì hắn không có linh hồn. Hắn đã không được tạo dựng bởi Bàn Tay của Thiên Chúa Cha.

Hỡi con cái của Cha, từng người trong các con giờ đây hãy cầu nguyện để ngăn chặn hắn khỏi hủy diệt tất cả những người mà hắn điều khiển từ bên trong Trật Tự Một Thế Giới.

Cầu nguyện có thể làm giảm thiểu nhiều kế hoạch ghê tởm do hắn đề xuất để chống lại nhân loại. Đáng buồn là nhiều người sẽ bị hắn lừa gạt. Trước đây Cha chưa từng kêu gọi con cái của Cha cầu nguyện thật nhiều như bây giờ, bởi vì nếu không có lời cầu nguyện của các con thì mưu đồ mà hắn đang cẩn thận sắp đặt sẽ được thực hiện như đã được báo trước trong Sách Khải Huyền.

Sự hiện diện của hắn trên Trái Đất sẽ được toàn thế giới biết đến, nhưng hành động của hắn lại được giấu kín để không ai nhìn thấy. Hắn giống như một hòn đá mà khi được ném xuống nước sẽ tạo ra những gợn sóng lăn tăn có thể lan xahàng dặm. Hắn muốn tiêu diệt các con bởi vì các con là con cái của Cha.

Hỡi con cái của Cha, những ai đang đi theo từng bước di chuyển của hắn một cách mù quáng là các con đang bị bịt mắt. Những tội ác bí mật mà những người này phạm phải, đang tạo ra nỗi đau buồn khủng khiếp trên Thiên Đàng.

Các con ơi, Cha phải kêu gọi các con cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae để ngài quở phạt Satan trong thời buổi hỗn loạn này. Tên phản Kitô đang di chuyển một cách nhanh chóng và ảnh hưởng của hắn đang thúc đẩy âm mưu trên toàn cầu nhằm thống nhất tiền tệ của các con ở khắp mọi nơi.

Sự sụp đổ hệ thống ngân hàng của các con là do tên phản Kitô cố ý thực hiện và điều khiển để khi những quốc gia của các con cần được giúp đỡ thì hắn và bọn tay sai xấu xa của hắn sẽ xuất hiện để giải cứu các quốc gia này.

Tất cả các con hãy tỉnh thức và nhìn xem những gì đang thực sự xảy ra trước mắt các con. Hắn đang chờ đợi để bất thình lình tấn công nhưng những lời cầu nguyện của các con có thể giảm thiểu các hành động và ngăn chặn đường đi của hắn. Đôi tay nhơ nhớp của hắn đang chờ đợi để tóm lấy các con vào tay hắn mà các con sẽ thấy khó lòng thoát ra được.

Hỡi các con, hãy nhớ rằng thời gian còn lại của Satan trên Trái Đất không còn nhiều. Tên phản Kitô đã được gửi đến để đánh cắp các linh hồn từ Cha Ta. Những linh hồn này đến từ Thiên Chúa Cha, Đấng Sáng Tạo mọi sự. Lời hứa của tên phản Kitô về một vũ trụ vĩnh cửu là điều vô nghĩa. Nhiều linh hồn hiện giờ đang bị thuyết phục bởi học thuyết mới mẻ và nham hiểm này. Cha nhìn thấy họ rơi vào hang ổ tối tăm đầy dối trá này và Cha khóc những giọt nước mắt đau xót. Bởi vì một khi các linh hồn này đi theo con đường của sự lừa dối thì họ sẽ bị ra ô uế. Thái độ của họ đối với tha nhân, bao gồm cả gia đình của họ đang thay đổi vì trái tim của họ đã trở nên nguội lạnh.

Quyền lực của Satan thì mạnh mẽ nhưng Thiên Chúa Cha sẽ can thiệp vào và trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với những ai đi theo hắn trên Trái Đất này. Cuộc Cảnh Báo là cơ hội cuối cùng cho họ để họ quay lưng lại với tên phản Kitô.

Hãy cầu nguyện để Ánh Sáng của Cha sẽ thâm nhập vào mỗi một linh hồn trong các con trong Cuộc Cảnh Báo để các linh hồn bị hư mất có thể được cứu thoát cách đặc biệt khỏi bóng tối khủng khiếp này.

Chúa Giêsu yêu dấu của các con

Chuyển dịch từ nguồn: thewarningsecondcoming.com

Thánh Ca Thời Cuối: Tu Sĩ Hèn Mọn Sáng Tác, Hòa Âm Phối Khí và Thể Hiện Ca Khúc: Giuđa

 Chúc tụng Chúa đi - hỡi đàn cầm đàn sắt                                   
Bạn thân mến! Âm nhạc đến từ Thiên Chúa, mời bạn nghe Bài Thánh Ca Thời Cuối: Giu đa Thời Đầu Và Giu đa Thời Cuối.
Do Tu Sĩ Hẹn Mọn Sáng Tác, Hòa Âm Phối Khi và thể hiện.
Để chúng ta cùng gởi những tâm tình thời cuối vào những bản nhạc Thời Cuối.

Hãy trả về trần thế những gì thuộc về nó bạn nhé! Rồi thả hồn vào những tiếng ca tiếng nhạc du dương, và để cho tư tưởng của bạn bay lên, bay lên Thiên Đàng.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Bài Thương Khó Chúa Giêsu Kitô (Bé Lâm Hân)

Chay tịnh từ Thứ Hai cho đến ba giờ rưỡi chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

Ta mong muốn rằng tất cả các tín hữu của Ta thực hiện việc chay tịnh từ Thứ Hai tuần tới cho đến ba giờ rưỡi chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

Thứ Sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013, lúc 9:45 tối.

Hỡi con gái yêu dấu của Ta, Ta mong muốn rằng tất cả các tín hữu của Ta thực hiện việc chay tịnh từ Thứ Hai tuần tới cho đến ba giờ rưỡi chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngay cả một việc chay tịnh nhỏ nhặt của tất cả các con cũng sẽ làm lóe sáng lên trong các con một sự soi sáng nội tâm về Kế Hoạch Cứu Độ của Ta, và cách mà các con có thể giúp Ta cứu rỗi linh hồn của tất cả các tội nhân.

Qua việc chay tịnh này các con sẽ được lành mạnh trở lại. Linh hồn của các con sẽ được đổi mới qua việc thanh tẩy thân xác. Và Ta cũng mong muốn các con lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, hay một hình thức giao hòa nào khác mà các con có thể có được. Nếu các con không thể lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, thì các con hãy đón nhận Ơn Toàn Xá mà Ta đã ban cho các con trước đây. (Thông Điệp ngày thứ ba, 31 tháng 1 năm 2012 lúc 9:30 tối.)

Và các con phải đọc lời nguyện này trong bảy ngày liên tiếp để nhận được ơn tha thứ mọi tội lỗi, và đón nhận Quyền Năng Chúa Thánh Thần:

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Ánh Sáng thế gian. Chúa là ngọn lửa chạm đến mọi linh hồn. Lòng Thương Xót và Tình Yêu của Chúa thật vô bờ.

Chúng con không xứng đáng với Hy Tế Chúa đã thực hiện bằng cái chết của Chúa trên Thập Giá, nhưng chúng con biết rằng Tình Yêu của Chúa dành cho chúng con lớn lao hơn tình yêu của chúng con dành cho Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Ơn khiêm nhường, để chúng con xứng đáng được vào Vương Quốc Mới của Chúa.

Xin tuôn đổ trên chúng con Ơn Chúa Thánh Thần, để chúng con vững bước tiến lên và dẫn dắt đạo binh của Chúa tuyên xưng Sự Thật về Lời Chí Thánh của Chúa, và chuẩn bị anh chị em chúng con cho Cuộc Quang Lâm Vinh Hiển của Chúa trên trái đất.

Chúng con tôn vinh Chúa. Chúng con chúc tụng Chúa.

Chúng con xin hiến dâng bản thân chúng con, những buồn phiền, khổ đau của chúng con như của lễ dâng lên Chúa để cứu các linh hồn.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con yêu mến Chúa.

Xin thương xót hết thảy con cái Chúa ở khắp mọi nơi. Amen.

Và Ta cũng mong muốn các con kết hiệp với Ta trong thần khí, như thể các con đang hiện diện với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly của Ta. Các con sẽ đồng bàn chia sẻ và cùng Ta ăn bánh không men. Hỡi các tín hữu của Ta, các con có thể chia sẻ cùng Ta Chén Đắng, bằng chính ý chí tự do của các con, nếu các con đón nhận lời mời gọi của Ta.

Nếu các con đón nhận lời mời gọi của Ta, các con sẽ đền bù được tội lỗi của nhân loại và cứu được hàng triệu linh hồn. Ta sẽ ban Lòng Thương Xót của Ta cho những tội nhân chai đá nhất để đáp lại của lễ hy sinh mà các con dâng lên Ta. Và đây là Chiến Dịch Cầu Nguyện dành cho các con nếu các con muốn chia sẻ cùng Ta Chén Đau Thương. Hãy đọc lời nguyện này ba lần bất cứ khi nào có thể, nhưng tốt hơn hết là đọc bất cứ khi nào các con giữ chay.

Chiến Dịch Cầu Nguyện (103) Xin chia sẻ Chén Đau Thương Cùng Chúa Kitô

Lạy Chúa Giêsu, con sấp mình trước dưới chân Chúa, xin Chúa thực hiện nơi con điều Chúa muốn vì điều thiện hảo cho hết thảy mọi linh hồn.

Xin để con được chia sẻ Chén Đắng của Chúa.

Xin đón nhận của lễ con dâng để Chúa có thể cứu rỗi những linh hồn lầm lạc đáng thương, không còn hi vọng.

Xin đón nhận tấm thân con để con có thể chia sẻ Nỗi Đau của Chúa.

Xin gìn giữ tâm hồn con trong Bàn Tay Cực Thánh của Chúa, và xin mang linh hồn con đến hiệp nhất cùng Chúa.

Qua sự đau khổ con chịu, nguyện xin Sự Hiện Diện Thiêng Liêng của Chúa đón nhận linh hồn con, để Chúa có thể cứu chuộc mọi tội nhân và hiệp nhất hết thảy con cái Chúa đến muôn đời. Amen.

Sự hy sinh mà các con dâng lên Ta, Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, sẽ giúp Ta tuôn đổ Lòng Thương Xót Vô Biên của Ta trên toàn thể nhân loại.

Quan trọng hơn nữa, Ta sẽ cứu được ngay cả những người thù ghét Ta. Lời cầu nguyện và sự hy sinh của các con là nguồn ơn cứu rỗi duy nhất của họ, vì nếu không có lời cầu nguyện và hy sinh này, thì tên ác quỷ sẽ hủy diệt họ.

Nếu các con không sẵn sàng lãnh nhận sự hy sinh này, Ta vẫn ban cho các con những phúc lành trọng đại và mời gọi các con hãy tiếp tục cuộc hành trình với Ta để thức tỉnh nhân loại khỏi giấc ngủ mê, nhờ đó Ta có thể loại bỏ đi tấm màn của sự dối trá đang che phủ nhân loại.

Chúa Giêsu của các con
Trích Sách Sự Thật

Phim: Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giêsu (Trọn Bộ)

Phim Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu của Mel Gibson, thuật lại 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu độ của Con Thiên Chúa. Bộ phim là một bức họa sống động của cuộc tử nạn Chúa Giêsu, từ vườn Cây Dầu đến Thập Giá.

Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Tinh mà mọi người đang mong đợi. Ngài quy tụ nhóm 12 môn đệ và đã thu hút nhiều đám đông tụ họp nghe Ngài giảng dạy ở khắp nơi. Vì lời lẽ khôn ngoan và phép lạ chữa lành người làm nên người ta xưng Ngài là Vua. Thế nhưng những người Luật sĩ và Biệt phái chống đối những điều người giảng dạy và họ âm mưu tìm cách giết Người. 

Được sự tiếp tay của người môn đệ phản bội là Giuđa Iscariốt, quân lính Do thái đến bắt Chúa Giêsu trong vườn cây dầu và nộp cho quan tổng trấn Philatô. Dù không tìm được bằng cớ gì xác đáng để kết án Người, nhưng vì sợ dân chúng nổi loạn và muốn làm hài lòng dân, ông truyền lệnh cho điệu Chúa Giêsu ra ngoài thành và mang đi đóng đinh, xử tử Ngài như một tội nhân đại hình.
'

Cái nhìn toàn cảnh về Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Cái nhìn toàn cảnh về Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Những sự kiện và phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo dòng thời gian.

Dưới đây là một bản tóm lược rất vắn tắt và ngắn gọn về những lời trích dẫn, những tiêu đề, và những sự việc đã xảy ra cho tới nay dưới triều đại còn rất non trẻ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Những câu nói này được trình bày rất ngắn gọn chỉ nhằm mục đích chứng minh rằng có một sự mâu thuẫn trong cách hành xử hết sức đáng ngờ và không thể chối cãi được liên quan đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nếu các bạn phát hiện ra những điều quan trọng nhưng không được đề cập ở bên dưới, các bạn cứ việc thông báo cho chúng tôi biết bằng cách để lại lời bình hoặc liên hệ với chúng tôi.

Theo Dòng Thời Gian

Ngày 11 tháng 2 năm 2013
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm - lần đầu tiên trong hơn 600 năm, một vị Giáo Hoàng từ nhiệm
Sét đã đánh xuống Đại Thánh Đường Thánh Phêrô hai lần.

Ngày 13 tháng 3 năm 2013
Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trở thành Giáo Hoàng Phanxicô.
Đức Giáo Hoàng mới được bầu nói đùa với các Hồng Y rằng:“Xin Chúa tha thứ cho các bạn vì việc các bạn đã bầu cử tôi.”

Ngày 14 tháng 3 năm 2013
Hội Tam Điểm Cấp Cao Gustavo Raffi thuộc Tổng Hội Tam Điểm Đông Phương ở Italia hoan nghênh việc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Ngày 28 tháng 3 năm 2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho nữ tù nhân người Hồi Giáo

Ngày 29 tháng 3 năm 2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không hôn chân Chúa Giêsu

Ngày 22 tháng 5 năm 2013
Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng những người vô thần sống tốt đều được cứu rỗi. “Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải sống tốt. Đối với những người vô thần - các bạn cứ sống tốt đi và chúng ta sẽ đến được nơi gặp gỡ”

Ngày 2 tháng 6 năm 2013
Khi nói về việc Chúa Giêsu hóa Bánh và Cá ra nhiều, thì Đức Giáo Hoàng nói rằng : “Phép lạ ở đây là việc chia sẻ chứ không phải việc hóa ra nhiều”

Ngày 15 tháng 6 năm 2013
Đức Giáo Hoàng phát biểu rằng: ‘Chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu Kitô và thưa lên rằng : ‘Đây là tội lỗi của Chúa, và tôi sẽ lại phạm tội nữa.’ Và Chúa Giêsu yêu thích điều đó, vì đó là sứmệnh của Người - trở thành một tội nhân vì chúng ta’

Ngày 8 tháng 7 năm 2013
Đức Giáo Hoàng phát biểu rằng: ‘Tôi nghĩ về những người di dân Hồi Giáo với lòng thương mến, tối nay họ bắt đầu tháng chay Ramadan và tôi tin tưởng rằng việc giữ chay này sẽ sinh nhiều hoa trái về tâm linh.’

Ngày 13 tháng 7 năm 2013
Báo chí trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng cứ 50 người trong Hàng Giáo Sĩ thì có một người là đồng tính, kể cả trong hàng Giám Mục và Hồng Y.

Ngày 26 tháng 7 năm 2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với giới trẻ rằng: ‘Hãy bất tuân’ và ‘hãy nổi loạn trong các giáo phận’

Ngày 29 tháng 7 năm 2013
Đức Giáo Hoàng đưa ra tuyên bố ‘Tôi là ai mà lại đi phán xét’

Ngày 30 tháng 8 năm 2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô phá bỏ nghi thức ngoại giao khi cúi mình chào Hoàng Hậu Gio-đan

Ngày 31 tháng 8 năm 2013
Đức Giáo Hoàng bắt đầu xu thế ‘chụp ảnh tự sướng’ của Giáo Hoàng

Ngày 4 tháng 9 năm 2013
Đức Giáo Hoàng đưa ra tuyên bố : ‘ Giải pháp cho những người không tin vào Thiên Chúa là hãy tin vào chính lương tâm của mình’

Ngày 11 tháng 9 năm 2013
Giáo Hoàng ám chỉ Đức Trinh Nữ Maria có những ‘khiếm khuyết’ khi tuyên bố rằng “Giáo Hội và Mẹ Maria là những người mẹ… Tất cả những người mẹ đều có những khiếm khuyết, tất cả chúng ta đều có những khiếm khuyết, nhưng khi chúng ta nói về mẹ của chúng ta thì chúng ta che đậy những khiếm khuyết ấy.

Ngày 13 tháng 9 năm 2013
Giáo Hoàng tuyên bố rằng Giáo Hội bị ám ảnh bởi những người đồng tính, bởi việc phá thai và việc kiểm soát sinh sản - ‘ Không cần thiết để lúc nào cũng nói về những vấn đềnày...Chúng ta phải tìm kiếm một sự cân bằng mới’

Ngày 27 tháng 9 năm 2013
Khi nói về việc Chầu Thánh Thể, Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Hãy cứ ngủ đi, ngủ đi! Người vẫn luôn nhìn vào bạn.”

Ngày 1 tháng 10 năm 2013
Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Việc truyền giáo là hoàn toàn vô nghĩa, chẳng có ý nghĩa gì. Chúng ta cần phải hiểu biết nhau, lắng nghe nhau và hoàn thiện kiến thức của chúng ta vềthế giới chung quanh”

“Những sự dữ nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến thế giới ngày nay là nạn thất nghiệp trong giới trẻ và tình trạng cô độc của người già.”
“Từng người trong chúng ta đều có quan điểm riêng về những điều tốt và sự dữ. Chúng ta phải khuyến khích con người hướng về những điều mà họ tin là tốt đẹp”

“Tôi tin vào Chúa chứ không tin vào Chúa của người Công Giáo.Không có Chúa của người Công Giáo”

“Bạn có biết tôi quan niệm về triều đại Giáo Hoàng ra sao không? Những Vị Đứng Đầu Giáo Hội vẫn thường là những kẻích kỉ, thường được những kẻ trong triều tâng bốc và nịnh hót.
Triều đại Giáo Hoàng là một thứ bệnh cùi hủi”

Ngày 24 tháng 11 năm 2013
Khi nói về những người Hồi Giáo, Giáo Hoàng nói rằng: “Chúng ta không bao giờ được phép quên rằng họ ‘tuyên bố là gìn giữđức tin của Ab-ra-ham và cùng với chúng ta, họ tôn thờ một Đấng là Thiên Chúa đầy lòng xót thương, Đấng sẽ phán xét nhận loại trong ngày sau hết.’

Ngày 26 tháng 11 năm 2013
Giáo Hoàng tuyên bố: “ Tôi thích một giáo hội bị bầm dập, tổn thương và dơ bẩn’

Ngày 11 tháng 11 năm 2013
Giáo Hoàng tuyên bố rằng: “Đừng bao giờ sợ hãi cuộc phán xét cuối cùng, vì Chúa Kitô sẽ luôn ở bên chúng ta’

Ngày 17 tháng 11 năm 2013
Giáo Hoàng Phanxicô lên trang bìa tạp chí “The Advocate” - tạp chí hàng đầu dành cho những người đồng giới nam, đồng giới nữ, những người lưỡng giới và những người chuyển giới.

Ngày 20 tháng 12 năm 2013
Khi nói về Đức Trinh Nữ Maria, Giáo Hoàng tuyên bố: “ Đức Trinh Nữ của chúng ta đã là phàm nhân! Và có lẽ bà thậm chí muốn thốt lên rằng: ‘Những lời dối trá! Tôi đã bị lừa gạt!”

Ngày 23 tháng 12 năm 2013
Tạp chí Time vinh danh Giáo Hoàng Phanxicô là “Nhân vật của năm”

Ngày 27 tháng 12 năm 2013
Tạp chí Esquire vinh danh Giáo Hoàng Phanxcô là ‘Người đàn ông ăn mặc đẹp nhất trong năm’

Tháng 1 năm 2014
Giáo Hoàng gửi tin nhắn từ điện thoại iPhone đến mục sư tin lành Kenneth Copeland qua chia sẻ của Tony Palmer

Ngày 20 tháng 1 năm 2013
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng : “ Những ai là người Hồi Giáo, hãy bám lấy sách kinh Cô-ran. Đức tin mà cha mẹcác bạn đặt để trong tâm hồn các bạn sẽ luôn giúp các bạn tiến lên.”

Ngày 26 tháng 1 năm 2014
Những con chim bồ câu hòa bình của Giáo Hoàng bị quạ và mòng biển tấn công.

Ngày 28 tháng 1 năm 2014
Giáo Hoàng lên trang bìa tạp chí nhạc rốc Rolling Stone

Ngày 12 tháng 2 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng : “Nếu các bạn không cảm thấy cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, các bạn cũngđừng bận tâm tham dự Thánh Lễ!”

Ngày 28 tháng 2 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Khi tình yêu không làm được gìvà nhiều lần tình yêu đã không giải quyết được gì, thì chúng ta phải cảm nhận nỗi đau của sự thất bại đó, chúng ta hãy đồng hành với những người vốn đã từng cảm nhận sự thất bại trong tình yêu của họ”

Tony Palmer, nhân danh Giáo Hoàng Phanxicô tung ra đoạn phim tuyên bố rằng : “ Việc hiệp thông đích thực không phải ở Mình Thánh mà là ở nơi tha nhân”

Ngày 3 tháng 3 năm 2014
Giáo Hoàng buột miệng thốt ra câu chửi thề. 

Ngày 5 tháng 3 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải giữa đám đông dân chúng và phá bỏ nghi thức truyền thống. Giáo Hoàng Phanxicô có tạp chí riêng của mình dành cho những người hâm mộ với tên gọi là Il Mio Papa ( có nghĩa là ‘Giáo Hoàng của tôi’)

Ngày 10 tháng 3 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo không nên loại trừ hôn nhân đồng giới mà phải học hỏi vềhôn nhân đồng giới.

Ngày 3 tháng 4 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng : “Hãy nhẹ nhàng khiển trách Thiên Chúa khi chúng ta nói rằng : ‘Này, ngài đã hứa với tôi điều này mà ngài chưa thực hiện!... Việc cầu nguyện phải là một sự mặc cả với Thiên Chúa”

Ngày 17 tháng 4 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho những người tàn tật và những người già.

Ngày 23 tháng 4 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô gọi điện thoại cho một người phụ nữ đang sống trong tình trạng rối về hôn nhân để nói với bà ta rằng việc rước Mình Thánh Chúa thì không có vấn đề gì - Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Một chút Bánh và một chút Rượu thì chẳng gây hại gì”
Ngày 24 tháng 4 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Có vài linh mục còn trung thành với Giáo Hội hơn cả Giáo Hoàng”

Ngày 28 tháng 4 năm 2014
Giáo Hoàng viết trên mạng xã hội tweeter rằng: “Sự bất bình đẳng là nguồn gốc của sự dữ trong xã hội”

Ngày 12 tháng 5 năm 2014
Giáo Hoàng trích dẫn lại lời của bà Hillary Clinton, đại ý nói rằng việc nuôi con nhỏ thì phiền phức đến độ cần phải cả làng mới nuôi dạy được một đứa trẻ”

Ngày 13 tháng 5 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng ông sẽ rửa tội cho những người ngoài hành tinh.

Ngày 25 tháng 5 năm 2014
Giáo Hoàng đến thăm Gio-đan. Trước khi ông đến, những người chờ đón ông ở phi trường tại thủ đô Amman đã cảm nhận một trận động đất 4.1 độ xảy ra ở Is-ra-en, gần biên giới với Gio-đan.

Ngày 24 tháng 5 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Nhà Thờ Chúa Giáng Sinh tại Bét-lê-hem. Vài ngày sau, một đám cháy bùng lên tại Nhà Thờ.

Ngày 27 tháng 5 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng: “Đời sống độc thân của linh mục không phải là một tín điều, Giáo Hội vẫn luôn rộng mở đối với việc thay đổi đời sống độc thân của linh mục”

Ngày 5 tháng 6 năm 2014
Giáo Hoàng tiếp mục sư Tin Lành Joel Osteen tại Vatican

Ngày 8 tháng 6 năm 2014
Giáo Hoàng chủ sự việc cầu nguyện liên tôn để cầu cho hòa bình tại Vatican, kể cả việc cầu nguyện của người Hồi Giáo.

Ngày 24 tháng 6 năm 2014
Giáo Hoàng tiếp đón mục sư Tin Lành Kenneth Copeland và những phái Tin Lành khác tại Vatican

Ngày 29 tháng 6 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Những người cộng sản là các Kitô hữu sống kín đáo.”

Ngày 27 tháng 7 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra danh sách gồm 10 điểm ưu tiên để sống hạnh phúc nhưng không một lần nào nhắc đến Chúa Giêsu.

Ngày 28 tháng 7 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra lời xin lỗi những người Tin Lành theo phái Ngũ Tuần

Ngày 1 tháng 9 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tổ chức trận đấu bóng đá vì hòa bình của tất cả các ngôi sao

Ngày 4 tháng 9 năm 2014
Tổng thống Is-ra-en đã về hưu Shimon Peres đề nghị với Giáo Hoàng Phanxicô một kế hoạch toàn cầu mới mang tên “Các tôn giáo Liên Hiệp Quốc”

Ngày 13 tháng 9 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng Chiến Tranh Thế Giới III có thể đã bắt đầu

Ngày 14 tháng 9 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tổ chức lễ cưới cho 20 cặp - một số người trong số họ “đang sống trong tình trạng tội lỗi”

Ngày 17 tháng 9 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô lên kế hoạch trục xuất Hồng Y Burke

Ngày 9 tháng 9 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Thiên Chúa không hiện hữu. Đừng quá hoảng sợ! Thiên Chúa không hiện hữu! Có Cha, Con và Thánh Thần, họ là những nhân vị, họ không phải là ý tưởng mơ hồ ở trên mây… Chúa mà người ta bày ra thì không tồn tại! Ba nhân vị thì tồn tại!”

Ngày 13 tháng 10 năm 2014
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình do Giáo Hoàng Phanxicô tổ chức đã kết thúc với tài liệu cho thấy có sự chuyển đổi mạnh mẽ đối với cách tiếp cận những người đồng giới - Tài liệu này đã phải sửa đổi sau khi có phản ứng mạnh mẽ của công chúng

Ngày 19 tháng 10 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng : “Giáo Hội không nên lo sợ sự thay đổi… bằng cách cẩn thận quan sát những dấu chỉ của thời đại, chúng ta đang thực hiện mọi nỗ lực để sửa đổi những cách thức và những phương thế”

Ngày 27 tháng 10 năm 2014
Giáo Hoàng tuyên bố rằng: “Thiên Chúa không phải là một thực thể thần thiêng hay một pháp sư nhưng là một Đấng Tạo Hóa, Đấng đã mang sự sống đến cho mọi loài… Sự tiến hóa trong tự nhiên không đối nghịch với khái niệm về công trình tạo dựng, vì sự tiến hóa cần phải có sự tạo dựng những sinh vật tiến hóa.”

Ngày 27 tháng 10 năm 2014
“Nhưng có một nhóm Kitô hữu thứ ba… Họ nguội lạnh. Họ không sáng mà cũng không tối. Và Thiên Chúa không yêu thương những con người này”

Ngày 29 tháng 10 năm 2014
“Theo một số người thì thật là kỳ lạ, nhưng khi tôi nói về những đề tài này thì Giáo Hoàng là một người cộng sản. Sự thật là tình yêu dành cho những người nghèo khó là trung tâm của Tin Mừng lại bị người ta hiểu sai.”

Ngày 9 tháng 11 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện trong đền thờ Hồi Giáo với giới lãnh đạo của người Hồi Giáo

Ngày 2 tháng 12 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô kết hiệp với những người Hin-đu, người Hồi Giáo và Phật Giáo trong một tuyên bố chung chống lại tình trạng nô lệ.

Giáo Hoàng Phanxicô ví những kẻ Hồi Giáo cực đoan nhưnhững Kitô hữu thủ cựu khi tuyên bố rằng : “Chúng tôi có những người có nét tương đồng với họ (những Kitô hữu thủ cựu). Tất cả các tôn giáo đều có những nhóm thiểu số này.

Ngày 14 tháng 12 năm 2014
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng: “Tôi thú thật với các bạn khi tôi nhìn thấy một Kitô hữu tỏ ra hết sức nghiêm trang, tôi cầu xin Chúa rằng: “Lạy Chúa, hãy ném vỏ chuối ra trước mặt họ để họ ngã thật đau và cảm thấy nhục nhã vì họ là những tội nhân…”

Ngày 15 tháng 1 năm 2015
Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng có những giới hạn về tự do ngôn luận và nếu kẻ nào nói xấu mẹ của ông thì kẻ ấy có thể bị ‘đấm vào mặt’

Ngày 19 tháng 1 năm 2015
Giáo Hoàng Phanxicô nói với những người Công Giáo rằng họ‘không cần phải sinh đẻ nhiều như thỏ’

Ngày 25 tháng 1 năm 2015
Những Khinh khí cầu thay thế cho bồ câu như là Biểu Tượng Hòa Bình của Vatican

Ngày 27 tháng 1 năm 2015

Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến một người đàn ông chuyển giới mà người ta đặt cho biệt danh là ‘con gái của quỷ’

Ngày 18 tháng 2 năm 2015
Nhóm Những Con Đường Sứ Vụ Mới, một nhóm Công Giáo đồng giới nam được Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến và được đối đãi Rất Đặc Biệt tại Vatican lần đầu tiên

Ngày 20 tháng 2 năm 2015
Trong buổi tiếp kiến riêng, Giáo Hoàng Phanxicô nói về những người Công Giáo truyền thống như là những người ‘có vấn đề về tâm lý và luân lý’

Ngày 15 tháng 3 năm 2015
Khi được báo chí hỏi rằng: “Điều gì xảy ra với linh hồn hư mất? Linh hồn ấy có bị trừng phạt không? Giáo Hoàng được ghi nhận là đã trả lời rằng: “Không có sự trừng phạt nhưng là sự hủy diệt hoàn toàn linh hồn ấy. Tất cả những linh hồn khác sẽ được dự phần vào phúc lành khi được sống trong sự hiện diện của Chúa Cha. Những linh hồn bị hủy diệt sẽ không được dự tiệc; với cái chết về thể xác thì cuộc hành trình của họ chấm dứt.”

Hãy chú tâm vào những Dấu Chỉ này
Với tất cả lòng khiêm nhường và với nhận thức đầy đủ về sự bất xứng của bản thân, chúng tôi có bổn phận phải tuyên bố rằng: sự sùng bái hết sức mạnh mẽ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là do tình cảm của những kẻ yêu mến vị giáo hoàng này vì những lệnh truyền mang đầy tính Trái nghịch với Lời Chúa và Giáo Lý Hội Thánh.
+ Việc tuân theo những lệnh truyền của Giáo Hoàng Phanxicô có nghĩa là tôn Giáo Hoàng lên như Thiên Chúa.
+ Việc gọi những người tuân theo Lề Luật của Thiên Chúa là ‘những kẻ thủ cựu’ có nghĩa là không nhìn nhận Lề Luật của Thiên Chúa.

+ Việc tuyên bố những người chống lại những thứ dị giáo theo kiểu của người Pha-ri-sêu là phạm thượng đối với Thiên Chúa cũng đồng nghĩa với việc tôn vinh kẻ nổi loạn trước mặt Thiên Chúa.

+ Việc bênh vực cho tên trộm nhằm lên án người bị hại trong vụ trộm là phản bội lại Thiên Chúa.
+ Việc chạy theo chủ nghĩa hiện đại nhằm lôi kéo thế gian và lôi kéo nhiều người trở về với giáo hội là việc làm của những kẻ đạo đức giả ngu dại, họ chỉ muốn hướng nhân loại đến với lửa hỏa ngục đời đời khi thay đổi Lời có sức cứu độ của Thiên Chúa chỉ để thỏa mãn cho những ham muốn trần tục mà không đóng đinh chính bản thân mình như chính Chúa Kitô.

Đây là đức tin của Giáo Hội Công Giáo Thánh Thiện và Tông Truyền.

Bất cứ ai chối bỏ điều này là chối bỏ Lời của Thiên Chúa.

Những điều này được viết ra với tất cả lòng khiêm nhường vì những điều này đã được Thiên Chúa nhắc đến trong Kinh Thánh của Người.
Chuyển dịch từ nguồn: http://thewildvoice.org/pope-francis-chronology-perspective/

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Suy Niệm: Cuộc Khổ Nạn Đau Thương Của Chúa Giêsu

Cuộc Khổ Nạn Đau Thương Của Chúa Giêsu
Theo lời kể của Chân Phước Anna Katharina Emmerich, Coesfeld thuộc giáo phận Münster, Tiểu bang Nordrhein-Westfalen, Đức. Chân Phước Anna Katharina Emmerich được in Dấu Thánh Chúa, được ơn nhìn thấy quá khứ và tương lai. Trong những năm cuối đời chỉ sống bằng Mình Thánh Chúa.

Mel Gibson đã dựa theo truyện này để làm phim "Cuộc Thương Khó Của Chúa Giêsu" vào năm 2004.

1 giờ suy niệm Cuộc Khổ Nạn của Chúa còn được ơn ích lớn lao hơn là 1 năm tự đánh tội hành hạ thân xác cho chảy máu ra (Trích TĐ Lòng Thương Xót Chúa).

Noi gương Chúa: Sinh viên trả lại 1,3 tỉ đồng cho người đánh rơi

Cậu sinh viên trả lại tài sản 1,3 tỉ đồng cho người đánh rơi
Nghe nhiều câu chuyện người mất ví bị lấy hết tài sản trong đó và phải bỏ thêm tiền chuộc giấy tờ nên khi bị mất ví tôi nghĩ mình sẽ rơi vào trường hợp này. May mắn là tôi đã gặp được một người tốt.

Chiều 22-3, tôi đi lấy áo dài tại một tiệm may trên đường Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) rồi về nhà ở cách đó chừng 5 phút chạy xe. Đến nhà tôi phát hiện mình mất ví, trong đó có 15,5 triệu đồng, một điện thoại iPhone 5s, hai sổ tiết kiệm tổng số tiền gởi là 1,3 tỉ đồng (do tôi vừa bán nhà) cùng nhiều loại giấy tờ khác.
Sinh viên Lê Doãn Ý (Ảnh: Trường Trung)

Tôi đi trình báo vụ việc với Công an phường Mân Thái, quận Sơn Trà. Chồng tôi gọi vào số máy điện thoại bị mất của tôi thì không ai bắt máy, nhưng lát sau có một người điện thoại vào số của chồng tôi hỏi thăm chủ nhân của cái ví. Tôi lấy điện thoại của chồng gọi lại, bên kia hẹn 19g đến nhà nghỉ Sao Mai nhận lại đồ đánh mất.

Do tôi nghe nhầm tên đường nên công an không xác định được địa điểm hẹn gặp, tra tên nhà nghỉ thì lại có đến bốn nhà nghỉ trùng tên ở phường Mân Thái. Lúc này khoảng hơn 17g, tôi gọi lại lần nữa thì điện thoại bên kia tắt máy.

Đến 19g, người kia điện thoại lại xác định địa điểm gặp là nhà nghỉ Sao Mai ở đường Lê Phụ Trần, phường Mân Thái. Lúc này các anh công an cũng lên phương án tác chiến đề phòng những tình huống xấu và dặn dò tôi nhiều điều.

Tôi cũng rất căng thẳng, nhưng khi đến nhà nghỉ thì một thanh niên ra gặp tôi, sau khi xác minh đúng là tôi mất ví, người này đã trả lại ví cho tôi. Tôi mở ví ra thấy tiền bạc, điện thoại, giấy tờ đầy đủ. Mừng quá, tôi rút mấy tờ tiền hậu tạ nhưng người này không nhận.

Lúc đó trời tối, các anh công an tưởng người thanh niên đòi tiền chuộc nên đã xuất hiện, mời về trụ sở làm việc. Tôi vì quá vui mừng khi được nhận lại tài sản đánh rơi nên không kịp nói rõ câu chuyện. Sau khi về phường, biết người thanh niên bị oan, các công an chỉ yêu cầu em hoàn tất biên bản giao trả tài sản nhặt được.

Gặp em tại công an phường, tôi mới biết em tên Lê Doãn Ý (24 tuổi, học viên Viện đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng). Em vừa học vừa đi làm lễ tân ở nhà nghỉ Sao Mai. Gia đình em sống ở Gia Lai, nhà đông con nên hoàn cảnh khó khăn. Do em đi lễ nhà thờ nên không mang ví trả liền cho tôi ngay sau khi nhặt được ví, lúc ở trong nhà thờ em tắt máy nên tôi không liên lạc được.

Lâu nay tôi nghe nhiều câu chuyện người mất ví thường bị mất hết tài sản và còn phải bỏ tiền chuộc giấy tờ nên lúc mất ví tôi quá hoảng hốt, cộng thêm sự trục trặc trong liên lạc nên tôi đã nghi oan cho người nhặt được ví của tôi.

Qua chuyện này, tôi muốn gởi tới mọi người niềm tin vào cuộc sống rằng bên cạnh những lọc lừa vẫn còn có những người tốt như em Ý.

Phạm Ngọc Minh Thư (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)

Thiếu tá Nguyễn Hồng Quang (trưởng Công an phường Mân Thái, quận Sơn Trà): Nên liên hệ công an để an toàn Từng có nhiều trường hợp người mất của khi liên hệ xin lại tài sản đã bị kẻ gian cướp bóc hoặc lợi dụng làm chuyện xấu. Vì vậy, người mất tài sản và người nhặt được tài sản nên liên hệ với cơ quan công an gần nhất để được giúp đỡ. Đối với người nhặt được tài sản, để tránh tình trạng hiểu nhầm như trường hợp anh Ý, tốt nhất nên liên hệ ngay với công an ở địa bàn để trao trả tài sản cho người mất. Thông thường, người mất tài sản sẽ khai báo ở công an khu vực mà họ nghi là nơi mất tài sản, vì vậy việc tìm được chủ tài sản rất nhanh. Với nghiệp vụ của mình, công an sẽ xác định nhanh và chính xác chủ tài sản. Hành động trả lại tài sản cho người mất của anh Ý rất đáng trân trọng. Chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ và đề nghị công an quận tuyên dương hành động đẹp của anh Ý.

Sinh viên Lê Doãn Ý: Tôi chỉ muốn nhanh chóng trả lại chiếc ví Tôi nhặt được ví khi đang trên đường đến nhà bạn. Thấy trong đó là tài sản lớn, tôi nghĩ ngay người mất sẽ rất đau khổ nên muốn nhanh chóng trả lại họ. Do điện thoại của chủ nhân có mật khẩu nên tôi không thể liên lạc ngay với người thân của họ. Chỉ đến khi có người gọi đến điện thoại của người mất ví, tôi mới có số điện thoại trao đổi để tìm chủ nhân chiếc ví. Lúc gặp được chị Thư qua điện thoại đã gần 17g, tôi vội đi lễ nhà thờ nên mới hẹn đến chỗ tôi làm ở nhà nghỉ Sao Mai để trả ví. Do quá vội nên tôi không có thời gian báo công an, vả lại lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao trả lại tài sản cho người mất nhanh nhất là được. Khi công an tới, thật sự tôi rất bất ngờ nhưng nghĩ mình không làm gì sai nên không lo sợ.

Theo DanangPlus.net

24 Giờ Khổ Nạn của Chúa Giêsu - 5 Giờ Chiều: Chúa Từ Biệt Mẹ

5 Giờ Chiều: Chúa Giêsu Từ Biệt Mẹ Rất Thánh (Giờ thứ 01)

Lạy Hiền Mẫu thiên đàng, giờ ly biệt đã gần, và con đến bên Mẹ. Mẹ ơi, xin ban cho con lòng mến yêu và các việc đền tạ của Mẹ. Xin ban cho con nỗi đau buồn của Mẹ, và cùng với Mẹ, con muốn theo sát từng bước Chúa Giêsu khả ái. Kìa Chúa Giêsu đang đến; và Mẹ mau mắn ra đón Người với tâm hồn dạt dào tình mến. Thấy Chúa quá xanh xao và buồn bã, Trái Tim Mẹ đã héo hon thảm sầu, và Mẹ yếu nhược suýt ngã dưới chân Người. Ôi, Mẹ dịu hiền của con, Mẹ có biết tại sao Chúa Giêsu khả ái lại đến với Mẹ không? A, Chúa đến để giã từ, để thưa lời từ biệt và để nhận lấy vòng tay của Mẹ lần cuối! Lạy Mẹ! Với tất cả niềm trìu mến, con ôm ghì Mẹ để trái tim đớn hèn của con, khi được giữ chặt Mẹ, cũng sẽ nhận được vòng tay của Chúa Giêsu khả ái. Lẽ nào Mẹ lại chối từ con, chẳng lẽ cho một linh hồn biết san sẻ những đau buồn thống khổ và các việc đền tạ của Mẹ ở bên cạnh Mẹ không phải là một an ủi cho Mẹ hay sao?

Lạy Chúa Giêsu, trong giờ phút não nề của Trái Tim vô cùng dịu dàng của Chúa, còn bài học nào về sự ngoan thảo vâng phục và yêu mến Mẹ mà Chúa không dạy cho chúng con! Có giai điệu mượt mà nào mà không thông trào giữa Chúa và Mẹ! Đây thật là một tình mến ngất ngây dịu dàng, vút cao đến tận Ngai Tòa của Thiên Chúa Hằng Hữu và rộng mở vì phần rỗi của mọi thụ tạo trên trần gian!

Lạy Hiền Mẫu thiên đàng của con, Mẹ có biết Chúa Giêsu khả ái muốn gì nơi Mẹ hay không? Chúa muốn được Mẹ chúc lành lần sau hết. Quả thật mọi thành phần hữu thể của Mẹ đều là những lời chúc tụng và ca ngợi dâng lên Đấng Tạo Hóa, nhưng khi đến từ biệt Mẹ, Chúa Giêsu muốn được nghe những lời ngọt ngào, “Con ơi, Mẹ chúc lành cho Con.” Mấy chữ “Mẹ chúc lành cho Con” ngọt ngào êm ái ngấm sâu vào Trái Tim Chúa và ngăn chặn những lộng ngôn phạm thượng không cho lọt vào tai Người. Chúa Giêsu khao khát lời “Mẹ chúc lành cho Con” của Mẹ để đền bồi tất cả những xúc phạmcủa các thụ tạo.

Lạy Hiền Mẫu dịu dàng, con xin hợp lòng với Mẹ. Con muốn lượn bay trên những đôi cánh của làn gió để lên tới Thiên Đàng mà nài xin cho Chúa Giêsu một lời chúc lành của Chúa Cha, Chúa Thánh Thần và tất cả các thiên thần; để khi đến với Người, con sẽ mang theo những lời chúc lành ấy. Và con muốn tìm đến tất cả các thụ tạo trên trần gian để xin mọi môi miệng, mọi nhịp tim, mọi bước chân, mọi hơi thở, mọi ánh mắt, mọi tư tưởng, mọi chúc tụng và ca ngợi mà dâng lên cho Chúa Giêsu. Và giả như có ai không muốn dành cho con những lời ấy, thì con nguyện được làm thay cho họ.

Lạy Hiền Mẫu dịu dàng, sau khi đi khắp nơi để xin Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, các thiên thần, các thụ tạo, ánh sáng thái dương, hương thơm hoa cỏ, triều sóng biển khơi, muôn làn gió mát, mọi tia lửa nồng, tán lá lao xao, vì sao lấp lánh và mọi chuyển động thiên nhiên một lời chúc tụng, thì này con đến với Mẹ; và xin đan kết những lời chúc tụng của con với những lời chúc lành của Mẹ. Lạy Mẹ dịu hiền, con thấy Mẹ nhờ những lời ấy mà được thư thái và ủi an, và Mẹ dâng cho Chúa Giêsu tất cả những lời chúc tụng của con để đền bồi những lộng ngôn và nguyền rủa mà Người phải chịu từ các thụ tạo. Nhưng đang khi hiến dâng tất cả cho Mẹ, thì con nghe tiếng Mẹ thổn thức, “Hỡi Con, xin Con chúc lành cho Mẹ!”

Ôi Tình Yêu ngọt ngào của con, xin Chúa chúc lành cho con làm một với Mẹ Chúa. Xin chúc lành cho các tư tưởng, trái tim, đôi tay, bước chân, các việc làm của con, cùng với Người Mẹ của Chúa và mọi thụ tạo.

Lạy Hiền Mẫu của con, khi chiêm ngắm Thánh Nhan đau buồn của Chúa Giêsu, tái nhợt, sầu thảm và khổ não, lòng Mẹ bồi hồi nghĩ đến những đớn đau Người sắp phải chịu. Mẹ thấy trước Thánh Nhan Chúa đầy những đờm dãi, và Mẹ chúc tụng Thánh Nhan ấy; Đầu Chúa bị gai đâm thâu; mắt Chúa bị khăn bịt kín; Mình Chúa bị tra tấn đánh đòn, tay chân Chúa bị đinh sắt xuyên thủng; và mọi nơi Chúa sắp đi qua, Mẹ luôn bước theo với lời chúc tụng. Con xin cùng Mẹ bước theo Chúa. Khi Chúa Giêsu chịu đánh đòn, chịu đinh sắt thâu qua, chịu tạt vả và đội mão gai, nơi nào Người cũng sẽ gặp được lời chúc tụng của con hòa trong lời chúc tụng của Mẹ.

Ôi Chúa Giêsu, ôi lạy Mẹ, con cảm thương Chúa và Mẹ; nỗi đau buồn của Chúa và Mẹ trong những giờ phút cuối cùng này thật mênh mang. Dường như Trái Tim Đấng này làm tan nát Trái Tim Đấng kia.

Lạy Hiền Mẫu, xin tách lìa trái tim con khỏi cõi đất mà gắn chặt vào Chúa Giêsu; để ở sát bên Người, con được thông phần thống khổ của Mẹ. Và trong khi Chúa và Mẹ ôm nhau thắm thiết, dành cho nhau những ánh mắt và những nụ hôn cuối cùng, thì con ở giữa hai Trái Tim Chúa và Mẹ, được đón nhận những nụ hôn và vòng tay sau cùng của Chúa và Mẹ. Chúa và Mẹ không thấy rằng, con, mặc dù khốn nạn và hờ hững, nhưng vẫn không thể sống được nếu thiếu Chúa và Mẹ hay sao?

Lạy Chúa Giêsu, lạy Mẹ Maria, xin giữ con gần bên Chúa và Mẹ; xin ban cho con Tình Yêu và Thánh Ý của Chúa và Mẹ. Lạy Mẹ dịu hiền, xin bắn vào trái tim đớn hèn của con những mũi tên; xin ẵm con trong vòng tay của Mẹ; và cùng với Mẹ, con muốn từng bước theo sát Chúa Giêsu khả ái với nguyện ước muốn dâng lên Người sự ủi an, xoa dịu, lòng mến và việc đền bồi thay cho mọi người.

Lạy Chúa Giêsu, cùng với Mẹ Chúa, con xin hôn kính bàn chân trái của Chúa, nguyện xin Chúa thứ tha cho con và cho mọi người vì bao lần chúng con đã không tìm về Chúa.

Con xin hôn kính bàn chân phải của Chúa. Xin thứ tha cho con và cho mọi người vì bao lần chúng con đã không theo đường ngay nẻo chính mà Chúa đã muốn cho chúng con.

Con xin hôn kính bàn tay trái của Chúa, xin thông ban sự thánh khiết của Chúa cho chúng con.

Con xin hôn kính bàn tay phải của Chúa, xin chúc lành cho mọi nhịp tim, mọi tư tưởng và mọi cảm tình của con; để khi được phúc lành của Chúa trợ sức, tất cả đều sẽ được thánh hóa; xin Chúa cũng chúc lành cho mọi người, và cùng với phúc lành của Chúa, xin in dấu ơn cứu độ vào linh hồn họ. Lạy Chúa Giêsu, con ôm choàng lấy Chúa cùng với Mẹ Chúa. Và khi hôn kính Trái Tim Chúa, con nài xin Chúa đặt trái tim con vào giữa Hai Trái Tim của Chúa và của Mẹ, để con không ngừng được nuôi dưỡng nhờ tình yêu, đau khổ, cảm tình, ước muốn và cả Sự Sống của Chúa và Mẹ. Mong sao được như vậy!

Video: Nạn cướp giật và Sự Vô Cảm của con người lên tới đỉnh điểm

Sư vô cảm sẽ dần con người xuống hỏa ngục giống như Ông Nhà Giàu trong Kinh Thánh.

Bạn thấy dân Trung Quốc và Việt Nam thê nào?

Thơ - Nhạc: Giuđa thời đầu và thời cuối


Chỉ vì một chút Lòng Tham
Giuđa bán Chúa, bởi 30 mươi đồng
Chết trong tuyệt vọng đơn-sầu
Sa vào Hỏa ngục, nghiến răng muôn đời. (Sách Thần Đô Huyền Nhiệm)

Xưa kia Giu đa phản Thầy
Giu đa thời cuối phản luôn Chúa Trời
Bán Chúa, bán cả Nhà Thờ ----- (Bên Châu Âu và Mỹ...)
Bán luôn Thiên Chức chỉ vì Tiền-Danh.

Tam Điểm đội lốt chiên cừu
Xâm nhập Hội Thánh phá từ bên trong
Bề Trên không cảnh giác liền
Sói mặc áo Dòng đang cười há ha.

Giu đa! Nhiều như Ròi bò
Đang bò lổm ngổm mỗi ngày tăng thêm
Mong sao các Vị Áo Dòng
Luôn - Canh tỉnh thức để mà dắt chiên.

Kẻo khi chủ chiên bị đòn
Giáo Hoàng từ chức, sét liền đánh ngay
Đàn chiên tan tác, tan tành
Mỗi chú một ngả, tìm đường chạy mau.

Ai ơi giữ lấy Chúa mình
Kẻo người ta sẽ, lừa gạt tinh khôn
Sói đội lốt chiên quá nhiều
Nước nào cũng có kẻ thù Chúa ta.

Cổ nên đeo Chuỗi Mân Côi
Tay cầm tràng hạt, lần kinh mỗi ngày
Lòng Chúa thương xót đọc liền
Ít nhất Năm Chục kinh sáng chiều đêm.

Chiến Dịch Nguyện Cầu Chúa ban
Thành tâm gắng đọc, mỗi ngày đừng quên.
Thánh Lễ, Chầu Chúa đều đều
Khiêm nhường để đọc Thánh Kinh từng ngày.

Sứ Điệp Chúa, Mẹ ban rồi
Dành chút thời giờ để mà gẫm suy
Nhanh tay kẻo hết thời giờ
Đừng có khất lần, linh hồn tối đen.
Tu Sĩ Hèn Mọn

Cây Thánh Giá bằng gỗ, không có Chúa chịu nạn

Anh chị em thấy sao?

Sứ Điệp ứng nghiệm: Trung Quốc bắt tay Nga bất chấp cấm vận phương Tây

Trung Quốc bắt tay Nga bất chấp cấm vận phương Tây
Bắc Kinh một lần nữa khẳng định thúc đẩy hợp tác kinh tế và ngoại giao với Nga bất chấp lệnh trừng phạt từ phương Tây áp dụng với Moscow do cuộc khủng hoảng Ukraina. TQ nhấn mạnh, quan hệ hai nước dựa trên "nhu cầu chung".

"Sự hợp tác thiết thực giữa TQ và Nga dựa trên nhu cầu chung, tìm kiếm những kết quả cùng có lợi và có động lực cũng như không gian lớn để mở rộng", Ngoại trưởng TQ Vương Nghị hôm qua cho biết.

Do lệnh cấm vận từ phương Tây, Tổng thống Nga Putin đang đối mặt với sự sụt giảm mạnh của đồng rúp cũng như một cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu lao dốc. Cả Nga và TQ đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trong quá khứ, họ thường dùng quyền phủ quyết để chống lại một số động thái mà phương Tây ủng hộ như trong cuộc nội chiến Syria.

Bên lề kỳ họp quốc hội Trung Quốc, ông Vương đã nói với báo giới rằng, Bắc Kinh và Moscow sẽ "tiếp tục thực hiện phối hợp và hợp tác chiến lược để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế".

Theo giới phân tích, bình luận của ông Vương cho thấy, ông Putin - người đang bị phương Tây chỉ trích vì sáp nhập Crưm và giải quyết khủng hoảng ở miền đông Ukraina - có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của TQ.

Gần đây, Nga và TQ đã tăng cường hợp tác kinh tế khi TQ khát khao nguồn tài nguyên hydrocarbon rộng lớn của Nga còn Putin đứng trước yêu cầu cấp bách ổn định thị trường do biến động từ cấm vận phương Tây.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong năm qua từng gặp nhau 5 lần, hai người xây dựng quan hệ cá nhân khá gần gũi.

Trước báo giới, Ngoại trưởng TQ cho biết, trong lĩnh vực kinh tế, hai nước sẽ "làm việc tích cực" để gia tăng thương mại song phương đạt mức 100 tỉ USD, tập trung thúc đẩy hợp tác về tài chính, dầu khí, năng lượng hạt nhân. Ông nói, hai bên đã bắt tay vào xây dựng hệ thống ống dẫn khí tự nhiên phía đông, và ký kết thỏa thuận về hệ thống tương tự phía tây. Họ cũng cùng nhau "phát triển và nghiên cứu" máy bay chở khách tầm xa, cùng làm việc để phát triển vùng Viễn Đông Nga và hợp tác hơn nữa trong mạng lưới đường sắt cao tốc.

Tuy quan hệ Nga - Trung đang ngày một thắt chặt, nhưng giới phân tích cho rằng, cả hai thiếu một nền tảng vững chắc là sự tin cậy lẫn nhau. Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói. "Kể cả khi quan hệ Nga - TQ được củng cố, đây là một cuộc hôn nhân vật chất hơn là tình yêu thực sự, khi sự hoài nghi tồn tại ở cả hai bên".

Theo Thái An (theo ibtimes)
Vietnamnet

Sứ Điệp Ứng Nghiệm
Nga và Trung Quốc sẽ gây ra tình trạng đổ vỡ

Chúa Nhật, ngày 1 tháng 5 năm 2011, lúc 9:00 tối.

Hỡi con gái yêu dấu của Ta, hãy nói cho thế giới biết rằng những sự chuẩn bị đang được tiến hành để sửa soạn cho các linh hồn bước vào Địa Đàng Mới trên Trái Đất mà Ta đã hứa ban.

Con không được phép biết về ngày giờ trong Cuộc Quang Lâm của Ta trên Trái Đất. Dù vậy, chắc chắn là những lời hứa của Ta sẽ luôn được thực hiện. Không một ai có thể ngăn cản Hành Động Thương Xót bao la của Ta để cứu rỗi nhân loại. Satan không có được quyền lực này. Hỡi con gái của Ta, hắn là tên lừa dối, hắn sẽ bị tiêu diệt và không thể tồn tại nổi. Giờ đây, thời gian của hắn còn rất ngắn. Ta cảnh báo những người theo hắn thông qua các việc làm tội lỗi, rằng họ chỉ có ít cơ hội còn lại để tự cứu lấy mình. Giờ đây, họ phải lánh xa tội ác nếu họ muốn được cứu. Trong số những tín hữu của Ta, nếu ai có người thân trong gia đình và đặc biệt là bạn bè đang đi theo con đường tội lỗi thì nhiệm vụ của các con là phải tìm cách giúp họ hiểu được Sự Thật.

Giờ đây hãy chuẩn bị để tránh phải nhận dấu của con thú

Nhiều biến cố cả dưới Đất lẫn trên Thiên Đàng giờ đây sắp sửa xảy ra, những biến cố này sẽ làm thay đổi lịch sử. Trong thời điểm này, tất cả các con hãy chuẩn bị. Ta đã báo cho các con trước đây rằng tiền bạc sẽ trở nên khan hiếm, vì vậy hãy cố gắng chuẩn bị cho gia đình các con để có thể tồn tại và để các con không phải đón nhận dấu của con thú. Xin các con đừng bỏ qua lời mời gọi khẩn thiết của Ta.

Các Nhóm Cầu Nguyện giờ đây đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chính các con và cứu nhân loại khỏi sự bách hại của tổ chức toàn cầu về chính trị, ngân hàng, và những cái được gọi là những tổ chức nhân quyền. Hỡi các con, mục đích của họ là quyền lực và việc kiểm soát các con mặc dù nhiều người trong các con không thể nhận ra điều này. Cuối cùng thì các con cũng sẽ nhận ra điều này. Và thời điểm đó đang đến gần. Giờ đây hãy bắt đầu chuẩn bị cho sự sống còn của các con trong tương lai và hãy tiếp tục cầu nguyện vì Ta sẽ ban những ân sủng đặc biệt của Ta để bảo vệ tất cả các con. Đừng sợ hãi vì tất cả những gì thực sự hệ trọng là sự trung thành của các con đối với Ta.

Khi Trật Tự Một Thế Giới kiểm soát vùng Trung Đông các con sẽ ngạc nhiên trước sự việc có biết bao nhiêu quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của chúng, biết bao linh hồn vô tội tin rằng chế độ mới này sẽ đem lại cho họ sự tự do. Nhưng điều này sẽ không xảy ra.

Nga và Trung Quốc sẽ gây ra tình trạng đổ vỡ

Giờ đây hãy quan sát, khi Nga và Trung Quốc trở thành tác nhân thứ ba gây ra đổ vỡ. Sẽ rất sớm thôi kể từ bây giờ, những kẻ trao quyền kiểm soát quốc gia của các con cho những tổ chức dấu mặt, những kẻ sẽ xem các con như những con rối, sẽ sớm nhận thấy rằng những tổ chức nham hiểm và những lực lượng chính trị này, không đến từ Thiên Chúa, chúng sẽ tìm cách áp đặt lên cách sống của các con. Hãy bảo vệ chính mình qua việc cầu nguyện. Từng ngày và từng giờ, Ta sẽ giảm bớt nỗi đau khổ của các con. Hãy đón nhận Ta trong Bí Tích Thánh Thể và các con sẽ có được sức mạnh phi thường để kiên vững trong cuộc bách hại này.

Ta là Chúa Giêsu Kitô và Ta không muốn gây hoảng loạn trong cuộc sống của các con. Nhưng Ta không thể khoanh tay đứng nhìn mà không cảnh báo các con về những biến cố này. Vì Lòng Thương Xót của Ta, Ta ban cho các con một cơ hội để chuẩn bị không chỉ về phần linh hồn mà còn về phần sinh kế trong gia đình các con. Hãy chuẩn bị cẩn thận để tránh phải nhận dấu của con thú.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Cuộc Cảnh Báo sẽ làm giảm nhẹ bất cứ cuộc bách hại khủng khiếp nào, vì rất nhiều người sẽ hoán cải. Giờ đây hãy cầu nguyện và cầu nguyện cho sự hoán cải toàn cầu nhằm giảm nhẹ bất cứ nỗi đau khổ nào do sự cai trị của tên phản Kitô và tiên tri giả, gây ra.

Đấng Cứu Thế yêu dấu của các con

Chúa Giêsu Kitô

Chuyển dịch từ nguồn: thewarningsecondcoming.com