Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Bài Giảng về ngày Chúa Quang Lâm Số 15: Chiến Tranh Thế Giới Lần 3 (Phần 4)

PHẦN 1: BÍ MẬT FATIMA

Sau khi đọc xong Bí Mật Fatima phần thứ ba được Toà Thánh Công Giáo Rôma chính thức tiết lộ ngày Thứ Hai 26/6/2000, kể cả sau khi đọc xong phần giải thích về bí mật còn lại này trong bản dẫn giải thần học của Ðức Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Ðức Tin của Tòa Thánh cũng được phổ biến cùng ngày, chúng ta đã hiểu rõ Bí Mật Fatima phần thứ ba nói riêng ra sao? Một số đã cho người viết biết rằng họ vẫn chưa hiểu rõ vấn đề... Thật ra, căn cứ vào các tài liệu được phổ biến trong Bản Văn Kiện của Tòa Thánh qua cơ quan thông tin chính thức của mình là tờ L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 28/6/2000, ở phần phụ bản dưới nhan đề "Sứ Ðiệp Fatima", trang I-VIII, người ta đã có thể thấy được mấy ý nghĩa chính của phần Bí Mật Fatima cuối cùng này như sau:

Thứ nhất là của chị nữ tu Lucia, một trong ba vị thụ khải duy nhất còn sống sót, qua bức thư gửi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề ngày 12/5/1982 để gợi ý giải thích phần Bí Mật Fatima thứ ba, chị đã viết thế này:

"Phần Bí Mật Fatima thứ ba có liên quan đến những lời Ðức Mẹ nói: ‘Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bắt bớ Giáo Hội. Các người lành sẽ bị sát hại; Ðức Thánh Cha sẽ phải khổ đau; nhiều dân nước sẽ bị tiêu diệt’ (13/7/1917)...
‘Nếu những điều Mẹ yêu cầu được thực hiện thì Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; bằng không, nó sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới v.v.’

"Chính vì chúng ta không lưu tâm gì đến lời kêu gọi của Sứ Ðiệp trên đây mà chúng ta chứng kiến thấy nó đã thực sự xẩy ra, Nước Nga đã xâm lấn thế giới bằng các thứ lầm lạc của mình. Và nếu chúng ta chưa thấy phần cuối của lời tiên tri này được nên trọn thì chúng ta đang từ từ rút ngắn bước đường tiến đến chỗ đó vậy. Tức là nếu chúng ta không từ bỏ con đường tội lỗi, hận thù, báo oán, bất công, những vi phạm đến nhân quyền, những việc vô luân và bạo lực v.v.
(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 28/6/2000, phần phụ trương, trang II)

Thứ hai là của Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, trong phần kết thánh lễ phong Á Thánh cho hai em thụ khải mục đồng Phanxicô và Giaxinta tại Ðền Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, ngài nêu lên nhận định như sau:

"Thị kiến Fatima này trước hết liên quan đến cuộc chiến gây ra bởi chế độ vô thần chống lại Giáo Hội cũng như thành phần Kitô hữu, thị kiến cũng diễn tả cho thấy cuộc khổ đau khôn xiết của các chứng nhân đức tin trong thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai". 
(cùng nguồn vừa dẫn, trang VI)

Thứ ba là của Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin của Tòa Thánh, trong chính bản dẫn giải thần học để giải thích ý nghĩa về phần Bí Mật Fatima còn lại này, ngài nhấn mạnh:
"Ý chính của phần thứ ba này là tiếng kêu ba lần: ‘Hãy Ăn Năn Ðền Tội, Ăn Năn Ðền Tội, Ăn Năn Ðền Tội!’... Ðó là đáp ứng xác đáng với giây phút lịch sử mang những đặc điểm hiểm nguy được tóm gọn nơi những hình ảnh sau đó".
(cùng nguồn vừa dẫn, trang VIII)

Qua ba lời phát biểu thế giá của ba vị đáng kính trên đây, chúng ta thấy lời phát biểu thứ ba liên quan đến mục tiêu (tinh thần) của Bí Mật Fatima phần thứ ba, lời phát biểu thứ hai liên quan đến sự kiện (biến cố) của phần bí mật này, và lời phát biểu thứ nhất liên quan đến tính cách (tiên tri) của phần bí mật thứ hai trước đó. Thật vậy, để hiểu trọn vẹn Bí Mật Fatima phần thứ ba, chúng ta cần phải nắm vững được mối liên hệ của phần hết sức bảo mật này với toàn bộ Bí Mật Fatima, vì dù sao nó cũng chỉ là một phần trong toàn bộ Bí Mật Fatima và là phần cuối của một Bí Mật Fatima duy nhất.

Vậy, trước khi đi sâu vào vấn đề Tất Cả Ý Nghĩa Của Bí Mật Fatima, chúng ta hãy đọc lại nội dung của toàn bộ Bí Mật Fatima này, phần nhất và hai được chị Lucia viết ra từ ngày 31/8/1941 trong phần Hồi Ký thứ ba của chị, và phần thứ ba được viết ra từ ngày 3/4/1944.

NỘI DUNG TOÀN BỘ BÍ MẬT FATIMA

Bí mật này được làm nên bởi ba phần khác nhau mà giờ đây con sắp viết ra hai trong ba phần đó:
"Phần thứ nhất là thị kiến về hỏa ngục.

"Ðức Mẹ đã tỏ cho chúng con thấy một biển lửa lớn, dường như ở dưới lòng đất. Ma quỉ và các linh hồn dưới hình người bị chìm ngập trong lửa này, giống như những cục than hồng thông suốt, hoàn toàn như thỏi đồng đen đủi hay bóng láng, bập bềnh trong một đám cháy rực lửa, lúc thì bị tung lên không trung bởi những ngọn lửa xuất phát từ chính mình họ cùng với những đám khói cả thể, lúc thì bị rớt một cách nhẹ bỗng xuống khắp nơi như những tia lửa của một đám cháy khổng lồ, với những tiếng la thất thanh và rên xiết đớn đau tuyệt vọng, khiến chúng con kinh khiếp và rùng mình sợ hãi. Có thể nhận ra đám ma quỉ bằng những hình thù rùng rợn và ghê tởm giống các con thú kinh khiếp chưa từng thấy. đen ngòm và thông suốt. Thị kiến này kéo dài trong giây lát. Chúng con làm sao có thể tỏ lòng biết ơn cho đủ đối với Người Mẹ thiên đình nhân ái của chúng con, Ðấng mà trong lần hiện ra thứ nhất đã sửa soạn trước cho chúng con bằng lời hứa sẽ đem chúng con về thiên đàng. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết đi vì sợ hãi và kinh hoàng.

"Bấy giờ chúng con nhìn lên Ðức Mẹ, Ðấng hết sức nhân từ và buồn bã nói với chúng con rằng:

"Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Ðể cứu họ Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ nói với các con được thực hiện thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình. Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Ðức Piô XI. Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, thì các con hãy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Ðức Thánh Cha. Ðể ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Ðầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Người lành sẽ chịu tử vì đạo; Ðức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ; các nước khác nhau sẽ bị hủy diệt. Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Ðức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian hòa bình".

"Sau hai phần con đã diễn tả, thì ở bên trái của Ðức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đã bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Ðức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi thế, lấy bàn tay phải của mình mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đã kêu lớn tiếng rằng: ‘Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội!’. Rồi chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Ðức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy mình đi ngang qua trước một tấm gương soi’. Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn, được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển còn vỏ; trước khi tiến lên tới đỉnh núi, Ðức Thánh Cha đã băng qua một thành phố lớn, một nửa đã bị tàn rụi, còn một nửa kia thì đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể Ngài gặp thấy trên quãng đường đi; tiến tới đỉnh núi rồi thì khi đang quì ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đã bị một nhóm lính bắn các đầu đạn và mũi tên đến hạ sát, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai trò khác nhau. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay mình một bình nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Ðạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa".
(cùng nguồn vừa dẫn, trang III và IV)

Ý NGHĨA TOÀN BỘ BÍ MẬT FATIMA

Trọng tâm của toàn bộ Bí Mật Fatima ba phần chẳng qua chỉ là vấn đề cứu độ khẩn trương cấp thời mà thôi. Chính vì thế bối cảnh của toàn bộ Bí Mật Fatima được mở màn mới là "hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống", và ý tưởng chính của chẳng những riêng phần thứ hai mà còn cho cả phần thứ ba, nghĩa là cho chung toàn bộ Bí Mật Fatima, đó là ba chữ "để cứu họ" ngay sau đó. "Hoï" đây không phải là những linh hồn tội nhân đã bị sa hỏa ngục rồi, mà là các linh hồn tội nhân nói chung cho "khỏi lửa hỏa ngục", như Mẹ Maria, sau khi tỏ hết ba phần Bí Mật Fatima, đã xin 3 em mục đồng: "Sau mỗi một chục kinh, các con hãy đọc lời nguyện này: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng...’". Phải, "để cứu họ", tức cứu thành phần tội nhân đáng thương cho khỏi đời đời sa hỏa ngục vô cùng bất hạnh như phần bí mật thứ nhất cho thấy, mới có phần bí mật thứ hai, và từ đó cũng mới có phần bí mật thứ ba.

Ðối với phần bí mật thứ hai, "để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ nói với các con được thực hiện thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình". Thiên Chúa đã thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới bằng cách nào, nếu không phải bằng việc, như Mẹ đã nói đến ở cuốn phần bí mật thứ hai này, "Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Ðầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Người lành sẽ chịu tử vì đạo; Ðức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ; các nước khác nhau sẽ bị hủy diệt". Thế nhưng, như chị Lucia nhận định trong Bức Thư chị gửi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 12/5/1982 về việc tìm hiểu bí mật phần thứ ba (được trích dẫn trong phần đầu bài), thì "Chính vì chúng ta không lưu tâm gì đến lời kêu gọi của Sứ Ðiệp trên đây mà chúng ta chứng kiến thấy nó đã thực sự xẩy ra, Nước Nga đã xâm lấn thế giới bằng các thứ lầm lạc của mình. Và nếu chúng ta chưa thấy phần cuối của lời tiên tri này được nên trọn thì chúng ta đang từ từ rút ngắn bước đường tiến đến chỗ đó vậy. Tức là nếu chúng ta không biết từ bỏ con đường tội lỗi, hận thù, báo oán, bất công, những vi phạm đến nhân quyền, những việc vô luân và bạo lực v.v.".

Phải chăng kể từ sau khi loài người nói chung và khối tư bản nói riêng được cứu khỏi ngòi nổ thế chiến là Cộng Sản Nga Sô thì "thế giới được hưởng một thời gian hòa bình" thực sự như lời tiên báo kết thúc phần Bí Mật Fatima thứ hai nói tới? Nếu vậy tại sao Bí Mật Fatima phần ba lại được tiết lộ trong thời điểm mở màn cho Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo này, nếu không phải để cho nhân loại nói chung và "những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa" nói riêng thấy được dấu chỉ thời đại cứu độ, một dấu chỉ tỏ hiện cốt lõi của Sứ Ðiệp Fatima ở ngay đoạn mở đầu phần thứ hai của Bí Mật Fatima, đó là dự án "Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên thế giới..." để "nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình".
Theo Vietcatholic

Dấu chỉ thứ nhì Chúa sắp đến: CHIẾN TRANH, TAI ƯƠNG và HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN

Chiến tranh, loạn lạc, cha mẹ và con cái đối nghịch nhau, anh chị em ruột hại lẫn nhau, nước này “gờm” nước kia, mọi người nghi ngờ lẫn nhau, nhìn nhau bằng ánh mắt mang hình viên đạn hoặc gươm giáo, chỉ là xích mích nhỏ mà người ta cũng có thể đâm nhau chết, tai ương hoành hành, bệnh dịch nan y,… Những chuyện đó đã và đang xảy ra từng ngày, thậm chí là “chiến tranh lạnh” ngay trong các gia đình và các cộng đoàn.
Trích: Thanhlinh.net

PHẦN 2: THỰC TẾ TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHIẾN TRANH

1: Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3: Lo ngại Vladimir Putin Muốn Tạo Thêm Vùng Đệm, Đức Xem Xét Gửi Quân đến Ukraine

Dự cảm về chiến tranh thế giới thứ 3 hiện đang ngày một tăng cao gắn liền với mâu thuẫn Nga – Ukraine mà NATO hiện lo ngại sẽ dẫn đến cuộc đột kích vào các quốc gia khác để tạo thành vùng đệm –“Quốc gia Nga mới” cho nước Nga.
Thỏa thuận ngừng bắn giữa quân nổi dậy thân Nga và chính quyền Ukraine đã giảm thiểu các cuộc đụng độ hiện nay, nhưng lo ngại đang gia tăng, rằng tình trạng bạo lực tràn lan và đột kích sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại. Mặc dù có thỏa thuận ngừng bắn, Nga vẫn tiếp tục tăng cường số lượng các binh sĩ tại biên giới, theo thông tin từ Ukraine.
“Giới phương Tây lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ quyết định xây dựng một vùng đệm không chính thức gọi là Novorossiya – hay là Nước Nga Mới – tại miền đông Ukraine”, tờ Mail tiết lộ.

Trong khi đó, thủ lĩnh mới của liên minh phụ trách tăng cường hiện diện quân sự của khối NATO tại Đông Âu cho biết kế hoạch sẽ không vi phạm những thỏa thuận sau Chiến tranh lạnh với Nga.
Jens Stoltenberg phát biểu trong một chuyến viếng thăm tới lực lượng không quân tại Ba Lan, rằng ông được ủy thác kế hoạch về một lực lượng mũi nhọn phản ứng nhanh, được xây dựng bởi các thành viên NATO để đáp trả sự can thiệp của Nga vào Ukraine.

2: Chiến tranh Thế giới lần thứ 3: Báo cáo cho biết Putin chỉ trích Hoa Kỳ trong một bài phát biểu gợi nhớ Thời Chiến tranh lạnh

Tổng thống Nga, Vladimir Putin một lần nữa đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã gây ra các cuộc khủng bố của các phần tử Hồi giáo cực đoan và tình trạng bất ổn ở Ukraine. Bài phát biểu của ông được mô tả với ngôn ngữ gợi nhớ đến thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Putin, một cựu điệp viên KGB cho biết “Cáo buộc cho rằng Nga đang cố gắng khôi phục lại đế chế Xô Viết và xâm hại đến chủ quyền của các nước láng giềng là vô căn cứ”.

Trong thời gian gần đây, Putin đã có những hành động mạnh mẽ nhằm chống lại châu Âu và Mỹ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Các nước phương Tây cho rằng Nga đã hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy chiếm đóng khu vực phía Đông của Ukraine cũng như cuộc sáp nhập Crimea vào Nga trong tháng Ba vừa rồi.
Theo tạp chí Guardian, ông Putin nói rằng “Sự can thiệp của Hoa Kỳ có thực sự mang lại lợi ích? Và sự can thiệp của họ trên toàn thế giới có mang lại hòa bình, ổn định, tiến bộ và dân chủ? Liệu chúng ta có nên nghỉ ngơi và tận hưởng sự huy hoàng này? Chắc chắn là không!”

Tạp chí cũng cho biết khi một nhà báo người Anh hỏi ông Putin rằng liệu có binh sĩ quân đội Nga đang hoạt động ở miền đông Ukraine không thì ông đã không trả lời câu hỏi đó.
Ông Putin cho biết “Chúng tôi không thấy được sự hợp tác từ các đối tác đồng cấp ở Kiev… để cùng giải quyết các vấn đề tại đây thông qua chính trị và đàm phán”. “Chúng tôi luôn luôn nhìn thấy rằng ở đây chỉ có: đàn áp bằng vũ lực”.

Trong khi đó, các báo cáo cho biết một số máy bay gián điệp của Nga đã bị máy bay của NATO chặn lại trên Biển Baltic trong tuần này.
“Một khi việc xác định máy bay gián điệp thành công, thì nhiệm vụ đánh chặn được hoàn thành và hai máy bay đó đã bay trở lại căn cứ”, NATO tuyên bố.

BBC đưa tin rằng Estonia đã triệu tập Đại sứ Nga hôm thứ tư vừa rồi sau khi cáo buộc một máy bay Ilyushin-20 của Nga đã xâm phạm không phận của Estonia trong khoảng một phút.
Nga cho biết chiếc máy bay đó đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo và không xâm phạm không phận của Estonia.
Quân đội Latvia cho hay máy bay phản lực NATO F-16 đã được gửi đến để đánh chặn các máy bay Ilyushin-20 trước đó trong ngày.

3: Ukraine-mồi lửa chiến tranh thế giới lần thứ 3?
Theo báo tiền phong

Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng Nga-NATO hay không.
Nếu như ngày xưa 2 bên đối địch trong cuộc chiến tranh lạnh như thùng thuốc súng mà chỉ cần một mồi lửa thì chiến tranh nóng sẽ bùng nổ, thì ngày nay liệu có lặp lại một cuộc chiến tranh lạnh kiểu đó từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine hay không?

Nước Nga trong tình thế nguy hiểm
Khủng hoảng ở Ukraine chưa kết thúc, nhưng Mỹ-phương Tây đã hiểu ra được một điều đã quá muộn: Họ đã phán đoán sai cảm giác của Nga. Với họ đây là một trò chơi địa chính trị, nhưng với Nga thì không. Nga đã, đang nhận thức rằng: Nga đang bị Mỹ-NATO bao vây, an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Và, từ nhận thức đó, Nga sẵn sàng làm tất cả, không khoan nhượng, thậm chí đưa đất nước sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh.
Mỹ-NATO coi Nga là kẻ thù thì không thể biện bạch. Bằng chứng là NATO, tại sao lại cứ liên tục tiến về phía Đông nước Nga, tại sao lại xây dựng các hệ thống lá chắn tên lửa chống Nga…Đây chẳng phải là hành động vừa bao vây, vừa “trùm chăn” nước Nga sao?
Vậy thì gia nhập vào NATO chính là gia nhập vào hàng ngũ kẻ thù của Nga để bao vây cô lập Nga dẫn đến tiêu diệt hoặc lật đổ chính quyền Nga. Hành động của Mỹ-NATO luôn chứng tỏ điều đó mà buộc Nga ngồi nhìn là không thể. Khi Nga phản ứng thì phương Tây tố cáo Nga là “gây bất ổn an ninh châu Âu” là “gắp lửa bỏ tay người”.

4: Chiến tranh nóng Nga với Mỹ-NATO có xảy ra?

Chiến tranh nóng xảy ra giữa Nga với Mỹ-NATO khi thỏa mãn 2 điều kiện. Điều kiện đủ là có một cuộc chiến tranh lạnh tồn tại giữa 2 bên như thùng thuốc súng và điều kiện cần là có một mồi lửa. Có thuốc súng và có thêm mồi lửa là bùng nổ, thế thôi. Lúc đó chiến tranh thế giới lần thứ 3 bắt đầu. 

Mỹ-NATO, như trên đã phân tích, đã bao vây, “trùm chăn” nước Nga, quyết tâm khuất phục Nga. Hành động đó đã, đang và sẽ luôn luôn khiến mối quan hệ Nga với Mỹ-NATO trong tình trạng của thùng thuốc súng.
Hiện nay, có thể nói tình trạng căng thẳng giữa Nga và Mỹ-NATO đang rất cao, xấu nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

Rõ ràng, Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng hay không đồng nghĩa với việc Ukraine gia nhập vào NATO hay không và thời điểm nào có tính quyết định.
Nếu Ukraine không gia nhập NATO. Trò chơi địa chính trị của Mỹ-phương Tây chỉ dừng lại ở hiện trạng, có tính đến cảm giác, phản ứng của Nga thì chiến tranh nóng Nga-NATO không xảy ra.
Nếu Ukraine được vào NATO thì chiến tranh nóng xảy ra hay không phụ thuộc vào thời điểm gia nhập mà cụ thể là cuộc khủng hoảng chưa kết thúc hoặc sau khi kết thúc.

Khủng hoảng Ukraine được gọi là kết thúc khi tình hình Ukraine được ổn định hoặc là liên bang hóa hoặc là thống nhất…được Nga, phương Tây công nhận. Lúc này Ukraine gia nhập NATO thì chiến tranh nóng Nga-NATO rất khó xảy ra.
Khủng hoảng Ukraine được coi chưa kết thúc khi đang nội chiến hay mấp mé nội chiến, tranh chấp lãnh thổ với Nga căng thẳng vì Crimea. Lúc này nếu Ukraine được kết nạp vào NATO là chiến tranh nóng giữa Nga với NATO sẽ xảy ra chắc chắn. Tại sao?
Ai cũng biết điều 5 trong NATO là gì, vì thế khi NATO đồng ý cho Ukraine gia nhập có nghĩa là tuyên chiến với quân ly khai miền Đông Ukraine và đương nhiên cũng chính là Liên bang Nga.

Như vậy, mồi lửa đang cháy Ukraine chỉ làm bùng nổ thùng thuốc súng khi chỉ khi Ukraine vào NATO tại thời điểm khủng hoảng chưa kết thúc. Tuy nhiên, dù Kiev đang hô hào, trưng cầu dân ý; Tổng thư ký NATO ủng hộ kết quả trưng cầu, rồi Mỹ cổ vũ…nhưng Mỹ-NATO không đời nào vì Ukraine mà đánh cược toàn bộ tài sản của mình khi gây chiến tranh với Nga. Ukraine có trưng cầu dân ý đạt 1000% thì NATO vẫn mặc vì Mỹ-NATO đâu có dại đi đánh thuê cho Kiev với cường quốc quân sự như Nga.

Làm thế nào để mồi lửa đang cháy Ukraine không làm nổ thùng thuốc súng? Điều này tùy thuộc vào người chơi là Mỹ-NATO nhưng trước hết là đừng để nó quá gần và để nó đủ nhỏ. Việc hiện nay, Mỹ vẫn chưa dám cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là thuộc trong kiểu chơi đó.
Không ai muốn Nga sa lầy tại Ukraine bằng Mỹ, nhưng muốn vậy phải chống lưng cho chính quyền Kiev đủ mạnh và đặc biệt là cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Kiev như đã từng cho quân Taliban ở chiến trường Apganixtan. Nhưng nếu cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev thì không chỉ mang lại “4 tai vạ” cho Mỹ như báo chí Mỹ phân tích mà gấu Nga sẽ “vả” lại ngay tại Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo baodatviet.vn

5: Lời tiên tri đáng sợ về Thế chiến III 

Mặc dù chiến tranh thế giới đã lùi xa gần 70 năm, nhân loại vẫn chưa thể lơ là cảnh giác với một trận thế chiến thứ 3 khi mà các nhà tiên tri nổi tiếng nhất đều đưa ra tiên đoán về một trận chiến thứ 3 rất khốc liệt.
Lời tiên tri cách đây 5 thế kỷ
Nostradamus – người sống ở thế kỷ 16 được coi là nhà tiên tri nổi tiếng nhất thế giới. Ông từng tiên đoán trúng phóc nhiều sự việc trong đó có cả việc biết trước ngày chết của mình là 2/7/1566 và việc tàu con thoi của Mỹ bị nổ tung sau thời ông sống mấy thế kỷ.

Một điều đặc biệt trong di sản tiên tri của Nostradamus là lời tiên đoán về thế chiến thứ 3 mặc dù không nói cụ thể thời gian. Ông nói rằng thế giới sẽ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Lúc đó Pháp là quốc gia bị thiệt hại nặng nề. Trước đó là sự xích lại gần nhau của hai siêu cường Nga – Mỹ. Sau cuộc chiến tàn khốc đó, những ai còn sống sót sẽ được sống một thời gian dài thái bình an lạc. 

6: Nhà tiên tri Vanga: Thế giới 'tồn tại' nếu Syria không 'bị sụp đổ'
Trước khi qua đời vào năm 1996, nhà tiên tri nổi tiếng thế giới Baba Vanga đã dự báo rằng: Thế giới vẫn sẽ tiếp tục "tồn tại" nếu Syria không "bị sụp đổ". Hôm nay, hậu thế mới bắt đầu hiểu những lời này của bà.
Vào năm 1994, trong một buổi phỏng vấn khi được hỏi về "ngày sụp đổ của thế giới", nhà tiên tri đã khẳng định, Syria là chìa khóa của vấn đề này. Bà nói: "Mọi người đều hỏi tôi khi nào ngày tận thế sẽ xảy ra? Tôi đã trả lời: Sẽ không sớm xảy ra nếu Syria vẫn chưa "sụp đổ". Bà Vanga còn nói rằng: "Và một lần nữa, cuộc chiến tranh cho dù sẽ bắt đầu ở phía Đông nhưng sẽ dẫn tới cuộc chiến thế giới lần thứ ba. Chiến tranh xảy ra ở phía Đông, nhưng sự phá hủy của nó lại xảy ra tại phương Tây do vũ khí hóa học gây ra. Và điều đó khiến châu Âu trở nên "trống rỗng".
Khi đưa ra câu hỏi, vấn đề gì sẽ xảy ra sau khi có chiến tranh thế giới thứ III? - Vanga trả lời: Quỷ dữ sẽ thoát ra khỏi mặt đất và tiêu diệt tất cả mọi thứ. 

7: Chuyên gia Mỹ cảnh báo chiến tranh thế giới III vì Ukraine

Một nhà phân tích chính trị cảnh báo các chính sách “không biết trước biết sau” của phương Tây có thể sẽ đẩy thế giới tới nguy cơ chiến tranh thế giới III.
Hôm qua (2/5), trong cuộc phỏng vấn với kênh PressTV (Iran), nhà phân tích chính trị Tim King chỉ trích mạnh mẽ NATO vì hành xử như “tay chân” của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.

“Các quốc gia phương Tây này không biết cách suy xét khôn ngoan và điều đó rất tai hại. Có vẻ như chúng ta đang tiến tới một cuộc chiến tranh thế giới lần III trong khi có thể tránh được điều đó dễ dàng bằng cách để các quốc gia tự giải quyết những vấn đề nội bộ của họ”, ông King phân tích.
Ông King cho rằng sẽ không bên nào trở thành người thắng cuộc nếu xảy ra đối đầu quân sự ở Ukraine.

Hôm 1/5, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow tuyên bố các hành động của Nga ở Ukraine đã buộc khối này coi Nga như một kẻ thù hơn là một đối tác.
Ông này cũng khẳng định Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cân nhắc thực thi các biện pháp mới để ngăn chặn bất kỳ hành động hung hăng nào của Nga chống lại các quốc gia láng giềng là thành viên NATO.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang sau khi Moscow sát nhập với bán đảo Crimea sau khi bán đảonày tiến hành trưng cầu dân ý ngày 16/3.
Mỹ và các đồng minh châu Âu cáo buộc Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine bằng cách khuấy động các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraine.
Nga phủ nhận cáo buộc trên, cho rằng các cuộc biểu tình nổ ra tự phát để phản đối chính quyền lâm thời ở Kiev.
Hôm 29/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là kết quả của các chính sách yếu ớt của phương Tây.

8: Quan chức Iran cảnh báo nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ 3

Cuộc chiến trở thành hiện thực nếu xung đột giữa Iran và Israel tiếp tục căng thẳng hơn nữa.

Phát biểu trên mạng lưới truyền hình tiếng Ả Rập của Iran, Chuẩn tướng Iran Amir Ali Hajizadeh thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Iran cho rằng cuộc xung đột giữa Iran và Israel có thể biến thành "Chiến tranh Thế giới thứ 3".
Ông khẳng định nếu Israel "đi tới những bước cuối cùng của việc tấn công Iran", thì nước này chắc chắn sẽ tấn công phủ đầu đối với Tel Aviv.

Theo ông, Israel sẽ "không thể tưởng tượng được" lực lượng mà Iran sử dụng để phản ứng lại nếu Tel Aviv tấn công Tehran: "Họ sẽ phải gánh chịu thiệt hại nặng nề và đó sẽ chỉ là bước mở đầu của sự phá hủy".
Ông cũng cảnh báo rằng nếu Mỹ quyết định ủng hộ Israel tấn công Iran, Iran sẽ tung đòn trả đũa cả Tel Aviv và Washington.
"Tehran nhất định sẽ tấn công các căn cứ của Mỹ ở Bahrain, Qatar và Afghanistan... Sẽ không có quốc gia nào yên ổn trong khu vực". "Đối với chúng tôi, những căn cứ này đều tương tự như trên đất Mỹ".
Tuyên bố này được đưa ra sau khi người đứng đầu lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Tướng Mohammad Ali Jafari, cho biết cuộc chiến giữa Iran và Israel "cuối cùng sẽ xảy ra".

9: Những Dấu Hiệu Dẫn Đến Chiến Tranh Thế Giới Thứ III
Những dấu hiệu cho thấy nhân loại đang tiến dần tới chiến tranh thế giới thứ III:

1. Ngày 23 tháng 11 năm 2014, Trung Quốc bất ngờ lập phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông chồng lấn vùng trời và bao trùm đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật. Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đem giàn khoan dầu tới biển Đông Việt Nam. Các đảo Điếu Ngư của Nhật Bản, đảo Scarborough của Philippine và biển Đông Việt Nam đang bị Trung Quốc quấy động với ý đồ muốn xem Trung Quốc họ có thể vươn ra bao xa nữa, và để vẽ lại bản đồ biển Hoa Đông-Nam. Dấu hiệu xung đột giữa các nước Châu Á có tiềm tàng rất lớn xảy ra và dẫn đến chiến tranh thế giới nếu Mỹ phải tham chiến vì phải bảo vệ Nhật (theo hiệp ước an ninh phòng thủ chung - ký 1952 và 1960, vẫn còn hiệu lực) và Philiphine (theo hiệp ước phòng thủ 1951).

2. Tháng 2 năm 2014, Nga bất ngờ xâm chiếm Crimea bằng vũ lực và tự khoanh toàn bộ vùng Crimea vào bản đồ Nga sau khi tổng thống Ukraine ông Viktor Yanukovych, bị chính dân nước này lật đổ, chạy qua Nga cầu cứu. Đây là điểm tối kỵ trong lối ngoại giao thời nay vì nó cho thấy rằng sự cầu cứu đó giống như luật thời Trung cổ hay thời Nga Hoàng xưa, họ coi thường luật pháp Quốc Tế, họ đơn phương xâm lược quốc gia khác.

3. Sau khi Nga chiếm Crimea, nội chiến Ukraine giữa phe thân Nga và Tây phương bùng phát ở miền Đông Ukraine, và cuộc chiến có khuynh hướng đang lan rộng. Mục đích của Nga là muốn sát nhập một số vùng phía Đông Ukraine vào lãnh thổ Nga. Đây cũng giống như thùng thuốc súng đang hừng hực bốc khói và chờ nổ mạnh. Nó cũng ví như vào thời điểm trước khi Đức quốc xâm chiếm Ba Lan - đó là bầu không khí căng thẳng bao trùm Âu Châu vì Hitler đã đánh tiếng và muốn khởi động chiến tranh bằng cách đi xâm chiếm các nước lân bang. Sự nhượng bộ của Anh và Pháp đã đồng ý cho một số vùng của Tiệp Khắc được sát nhập vào lãnh thổ Đức vẫn không ngăn được ý đồ của Hitler và không cứu vãn được thời cuộc lúc bấy giờ. Sau đó, chiến tranh cấp vùng thành chiến tranh thế giới thứ 2 sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ quốc.

4. Những ràng buộc và luật pháp quốc tế đã và đang bị phá vỡ. Thật vậy, Nga và Trung Quốc tự đổi hiến pháp sao cho họ có thể mở rộng biên giới của nước họ, và thay đổi những hiện trạng các đường biên giới giáp các nước lân bang. Họ tự chối bỏ luật pháp quốc tế. Một điểm khác lạ nữa là Trung Quốc và Nga, trước đây là kẻ tử thù, nay đang xích lại với nhau qua ngả dùng Ukraine làm dê tế thần để thành một đồng minh tạm bợ. Việc này giống hệt Đức vào cuối thập niên 30 của thế kỷ trước đã tạm bợ làm đồng minh với Nga (Liên Xô cũ) để một mình đơn phương tấn công Ba Lan tháng 9 năm 1939, dẫn đến Anh và Pháp quốc phải tham chiến và Hitler đã giữ chân được Nga ở vị trí trung lập. Sau khi Hitler chiếm Ba Lan, Hitler ra kế khích tướng nhà độc tài Benito Mussolini nước Ý bằng thiên tài quân sự của mình từ những chiến lợi phẩm thu được từ Ba Lan, Phần Lan và các nước khối Balltic với mục đích là muốn nước Ý tham chiến. Ý quốc đã tham chiến ngay sau đó bằng cách xâm chiếm Hy Lạp. Hitler sau đó quay lại xé hiệp ước đồng minh tạm bợ với Nga và đã tấn công Nga, dẫn đến chiến tranh lan rộng về phía Đông.

5. Nga đang tăng cường bán vũ khí, máy bay, tàu ngầm và quân dụng cho các nước lớn và nước đệ tam bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn, Việt Nam và một số các nước thuộc khối ASEAN. Đây là cách làm ăn của giới tài phiệt Nga mưu tìm chỗ tiêu thụ vũ khí. Đó cũng chính là thảm hoạ lớn cho Châu Á một khi chiến sự xảy ra vì sự hủy diệt theo diện rộng rất lớn!

6. Tại Trung Đông, kể từ khi nhà lãnh đạo Muammar al-Qaddafi nước Libya đã bị giết, chiến sự ở Libya đã tạm lắng nhưng vẫn còn âm ỷ. Nó tạo cơn lốc dân chủ đi ra xa khỏi biên giới nước này và tới Syria. Cuộc nội chiến Syria là mô hình của Libya trước đó, và hiện nay nó vẫn đang ác liệt và có khuynh hướng lan rộng. Chiến sự ở Syria là gián tiếp có liên quan đến sinh tồn của đất nước Do Thái. Tất cả các kho vũ khí ở Lebanon, Sryria và Libya đều được Do Thái giám sát chặt chẽ để chúng không rơi vào các nhóm khủng bố Do Thái. Hầu hết tất cả các hàng hoá chuyên chở từ Nga, Trung Quốc và Parkistan qua đường hàng hải vào Trung Đông đều khó qua mặt được giới tình báo Do Thái vì họ đã được phanh phui trên báo chí những năm vừa qua. Các vũ khí đang tiêu thụ tại Sriya được phát suất từ Nga (vì đang ủng hộ chính phủ Sriya) và Tây phương - Do Thái (ủng hộ phe chủ chiến Sriya)

7. Hiệp ước quốc tế cấm tạo vũ khí nguyên tử hay hạch nhân đang có thể bị phá vỡ vì Liên Hiệp Quốc không kiểm soát và ngăn chặn Iran ngầm theo đuổi công nghệ làm giàu Uranium.

8. Đối đầu giữa Nam và Bắc Hàn gần đây đang lên tới đỉnh điểm. Nó ví như những khẩu súng lục đang chĩa vào sau gáy nhau giữa Nam và Bắc Hàn đã định vị, chỉ chờ một sự kiện không thể dự đoán được, cò bóp và họng súng sẽ khai hoả. Chỉ cần một sự kiện sắp tới mà xảy ra nặng nề như vụ thủy lôi Bắc Hàn đánh chìm tàu Nam Hàn tháng 3 năm 2010 làm bốn mươi thủy thủ Nam Hàn thiệt mạng, chiến sự sẽ bùng nổ mà hủy diệt sẽ rất lớn vì hai bên đã tăng cường vũ khí chống nhau lên tối đa. Phải nói bán đảo Baengnyeong nằm giữa Nam và Bắc Hàn là điểm trọng tâm cho việc tiêu thụ vũ khí xuất từ Trung Quốc (ủng hộ Bắc Hàn) và phe Tây phương (ủng hộ Nam Hàn).

9. Hùng binh Nhật đang trỗi dậy và tái xuất giang hồ sau hơn nữa thế kỷ gác kiếm. Từ ngày Nhật bại trận ở thế chiến thứ 2, quân đội Nhật bị hạn chế trong phạm vi tự vệ và được gán như là những lính kiểng khi nhìn từ bên ngoài và nước Nhật được Mỹ đấu thầu và bảo vệ chặn đứng các cuộc xâm lăng nếu có. Mặc dù bại trận, nhưng Nhật đã sở hữu nền kỹ thuật, khoa học và cơ sở hạ tầng vững chắc trước đó, chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế Nhật đã lại phong độ xưa và vượt qua các cường quốc khác từ lúc bại trận đến nay. Bước kế tiếp, một khi Nhật được phát triển quân đội trở lại, họ được quyền tự sản xuất vũ khí và được tác chiến bên ngoài nước, thì chỉ trong vòng một thập niên nữa Nhật sẽ có những hùng binh mạnh mà bất kỳ quốc gia nào trước khi đụng đến phải suy nghĩ nhiều lần! Lịch sử đã chứng minh qua hai cuộc chiến thế giới ở thế kỷ trước, nước Nhật đã làm cho Nga, Trung Quốc và Mỹ phải kinh hoàng từ các vụ đánh chìm các hạm đội và phá nát các quân cảng Nga; vụ chiếm trọn Bắc Trung Quốc, và đánh sập toàn bộ Trân Châu Cảng Mỹ. Ngoài ra, Nhật còn là bậc thầy thiên hạ về sản xuất tàu ngầm và tàu quân dụng từ trước thế chiến thứ nhất đến nay. Cũng trong một thời gian ngắn nữa, Nhật và Đức sẽ có chân là thành viên chính trong Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết, sánh vai cùng Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.

10. Nhóm tài phiệt các nước lớn đang cố tình làm bất ổn một số nơi yết hầu trên thế giới để gia tăng sản xuất vũ khí và quân dụng nhằm bán lại cho các nước đang lâm chiến hay bất ổn hoặc nước đang bị đe doạ từ nước khác bên ngoài. Ở thời đại nào cũng có chiến tranh xảy ra. Bản chất tự nhiên của con nguời đã chứa ít nhiều thói cạnh tranh và hiếu chiến. Tùy theo phát triển trình độ văn hóa, văn minh và nhất là nhóm đang giữ chức vụ rường cột quốc gia, sẽ tác động đến thói hiếu chiến cả một quốc gia dân tộc. Khi nhìn lùi lại từ hơn một thế kỷ trước, bối cảnh chiến tranh xảy ra thường là theo khuynh hướng tự nhiên do nhu cầu xã hội. Khoảng từ năm thập niên trở lại đây, khi nhìn vào sự kiện lịch sử phải nói hầu hết bối cảnh chiến tranh xảy ra đã được "an bài và khống chế" sao cho phạm vi ở cấp độ vùng, và phải được giám sát qua sự thoả thuận của các nước lớn trong việc chia chác quyền lợi với nhau. Đó là ta nhìn sự kiện khi mà các nước lớn không trực tiếp tham chiến. Khi mà các nước lớn tham chiến ở một vùng tranh chấp nào đó, và nhất là khi quyền lợi bị mất và vượt qua lằn đỏ, thời điểm mà không kiểm soát và tự kiềm chế được, dẫn đến chiến tranh xảy ra. Như vấn đề hiện nay về Ukraine là mối đe doạ nguy hiểm nhất cho toàn khối Đông Âu nói riêng và nhân loại nói chung vì nó cho thấy các nước lớn có thể tham chiến trực tiếp. Đây là chiến sự do Nga khởi xướng ngoài dự liệu của phe Tây phương, nhằm thay đổi luật quốc tế và đơn phương vẽ lại bản đồ nước Nga. Có thể nói chúng ta đang chứng kiến giai đoạn mà các cuộc đối đầu giữa các nước là hoàn toàn có chủ ý và được xếp đặt; sự cố tình tạo phân cực giữa các thế lực quốc tế giữa các nước lớn áp đặt vào các nước nhỏ, nhằm bán vũ khí và quân dụng. Rõ ràng nhóm tài phiệt quốc tế họ chỉ cần có sự bất ổn và đối đầu trong một số vùng trên thế giới mà chưa cần chiến tranh xảy ra cũng mang về cho họ những lợi nhuận kếch xù. Một khi giai đoạn đó đi đến cuối đường và mức căng thẳng không được xoa dịu, thì chiến tranh sẽ xảy ra là điều tất yếu.

11. Chu kỳ kinh tế lên xuống tác động đến chính trị và đời sống quốc dân. Chu kỳ kinh tế lên xuống của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung, trong tương lai không còn là xu hướng tự nhiên nữa, và nó được điều chỉnh từ bàn tay con người! Đây là mẫu hình của cuộc chiến thông minh ở dạng cao cấp nhất từ trước đến nay. Khi nhìn vào phạm vi cấp quốc gia, điều chỉnh tiền phân lời (lãi xuất) là vũ khí sắc bén nhất để điều chỉnh sự phát triển kinh tế và tránh lạm phát cho đất nước. Đó là phương sách tốt làm chậm hoặc kích thích người tiêu dùng kiềm chế hoặc tiêu xài từ việc mua sắm vật dụng cá nhân, gia đình, xe cộ, nhà cửa, và thương mại. Nó là thứ vũ khí cứu nguy khủng hoảng tín dụng nhà cửa. Khi nói đến giao thương giữa các quốc gia, nó là thứ đánh thuế (theo %) với mục đích tối hậu để áp đặt và không chế dòng hàng hoá và lưu lượng đồng tiền giữa các nước giao thương sao cho các chỉ số GNI, GNP và GDP đạt được lợi tối đa, và những yếu tố này đã trở thành tiêu chuẩn mà bất kỳ một quốc gia nào cũng phải dùng làm thước đo mức phát triển kinh tế. Đó là vấn đề rất bình thường. Vấn đề trở nên quan trọng khi mà các nước lớn làm sao cho các nước nhỏ đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu và tiền mượn với phân lời ấn định để cầm chân họ và đánh đổi bằng các nguồn thiên nhiên và hàng hoá từ những lao động rẻ để đánh đổi với những kỹ thuật tân tiến đa ngành cho đến vũ khí và quân dụng. Việc này dựa uy tín của một quốc gia được đo bằng đơn vị tiền tệ, nếu nó mạnh, thiên hạ sẽ đầu tư vào quốc gia đó. Đây cũng là hình thức gián tiếp để một quốc gia này biết khả năng dòng tiền tệ của quốc gia khác. Gần đây nhất là Mỹ và một số cường quốc Âu Châu đã áp đặt Nga kiềm chế trong vụ xâm chiếm Crimea và kích động khủng bố miền Đông Ukraine bằng cách phong toả các tài khoản ngân hàng của một số đầu não rường cột nước Nga tại các ngân hàng Tây phương, và rút khỏi thị trường Nga nhiều khoản số vốn đầu tư khiến kinh tế Nga chao đảo những tháng vừa qua, mà theo báo chí đăng tải, chỉ số tăng trưởng GDP đạt 0,4% - quá thấp! Con người có thể tự điều chỉnh các chỉ số liên quan đến kinh tế để khống chế dòng lưu lượng tiền từ quốc gia này chảy sang quốc gia khác, tác động đến sức mạnh đơn vị tiền tệ, là điều nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột vì quyền lợi kinh tế quốc gia bị đánh mất.

12. Ảnh hưởng khí hậu toàn cầu sẽ làm suy thoái kinh tế dẫn đến xung đột quyền lợi giữa các quốc gia. Khi khí hậu toàn cầu thay đổi sẽ kéo theo hệ sinh thái thay đổi, và nguồn nước sạch sẽ trở nên bị khan hiếm. Người ta khó ước đoán được với kỹ thuật hiện đại sẽ giúp con người có lượng nước sạch nhân tạo bao nhiêu phần trăm so với nguồn nước thiên nhiên để phục vụ nhân loại. Trước thềm thế kỷ 21, nguồn nước sạch trên thế giới càng ngày càng giảm mà dân số thế giới càng ngày càng tăng, hiện nay đã trên 7 tỷ người. Phải nói số khối lượng nước sạch trên thế giới tỷ lệ nghịch với mật độ dân số. Khống chế nguồn nước sạch từ các con sông lớn trải dài từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn sẽ là nguyên nhân làm mất cân bằng trong hệ sinh thái, giảm năng xuất sản xuất công nông nghiệp, và xáo trộn tập quán của con người, dẫn đến xung đột vì quyền lợi quốc gia.

Cảnh báo: Nếu chiến tranh thế giới thứ III xảy ra, nền văn minh hiện đại bị hủy diệt và nhân loại trở về thời đồ đá, một suy đoán đã được thiên tài vật lý Albert Einstein đã cảnh báo hơn nửa thế kỷ trước. Hiện nay chỉ có 5 nước trên thế giới, Mỹ-Nga-Trung Quốc-Anh-Pháp, được quốc tế công nhận có quyền sở hữu vũ khí nguyên tử.

10: Chiến tranh nóng Nga với Mỹ-NATO có xảy ra?

Chiến tranh nóng xảy ra giữa Nga với Mỹ-NATO khi thỏa mãn 2 điều kiện. Điều kiện đủ là có một cuộc chiến tranh lạnh tồn tại giữa 2 bên như thùng thuốc súng và điều kiện cần là có một mồi lửa. Có thuốc súng và có thêm mồi lửa là bùng nổ, thế thôi. Lúc đó chiến tranh thế giới lần thứ 3 bắt đầu. 

Mỹ-NATO, như trên đã phân tích, đã bao vây, “trùm chăn” nước Nga, quyết tâm khuất phục Nga. Hành động đó đã, đang và sẽ luôn luôn khiến mối quan hệ Nga với Mỹ-NATO trong tình trạng của thùng thuốc súng.

Hiện nay, có thể nói tình trạng căng thẳng giữa Nga và Mỹ-NATO đang rất cao, xấu nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Rõ ràng, Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng hay không đồng nghĩa với việc Ukraine gia nhập vào NATO hay không và thời điểm nào có tính quyết định.

Nếu Ukraine không gia nhập NATO. Trò chơi địa chính trị của Mỹ-phương Tây chỉ dừng lại ở hiện trạng, có tính đến cảm giác, phản ứng của Nga thì chiến tranh nóng Nga-NATO không xảy ra.
Nếu Ukraine được vào NATO thì chiến tranh nóng xảy ra hay không phụ thuộc vào thời điểm gia nhập mà cụ thể là cuộc khủng hoảng chưa kết thúc hoặc sau khi kết thúc.

Khủng hoảng Ukraine được gọi là kết thúc khi tình hình Ukraine được ổn định hoặc là liên bang hóa hoặc là thống nhất…được Nga, phương Tây công nhận. Lúc này Ukraine gia nhập NATO thì chiến tranh nóng Nga-NATO rất khó xảy ra.
Khủng hoảng Ukraine được coi chưa kết thúc khi đang nội chiến hay mấp mé nội chiến, tranh chấp lãnh thổ với Nga căng thẳng vì Crimea. Lúc này nếu Ukraine được kết nạp vào NATO là chiến tranh nóng giữa Nga với NATO sẽ xảy ra chắc chắn. Tại sao?

Ai cũng biết điều 5 trong NATO là gì, vì thế khi NATO đồng ý cho Ukraine gia nhập có nghĩa là tuyên chiến với quân ly khai miền Đông Ukraine và đương nhiên cũng chính là Liên bang Nga.

Như vậy, mồi lửa đang cháy Ukraine chỉ làm bùng nổ thùng thuốc súng khi chỉ khi Ukraine vào NATO tại thời điểm khủng hoảng chưa kết thúc. Tuy nhiên, dù Kiev đang hô hào, trưng cầu dân ý; Tổng thư ký NATO ủng hộ kết quả trưng cầu, rồi Mỹ cổ vũ…nhưng Mỹ-NATO không đời nào vì Ukraine mà đánh cược toàn bộ tài sản của mình khi gây chiến tranh với Nga. Ukraine có trưng cầu dân ý đạt 1000% thì NATO vẫn mặc vì Mỹ-NATO đâu có dại đi đánh thuê cho Kiev với cường quốc quân sự như Nga.

Làm thế nào để mồi lửa đang cháy Ukraine không làm nổ thùng thuốc súng? Điều này tùy thuộc vào người chơi là Mỹ-NATO nhưng trước hết là đừng để nó quá gần và để nó đủ nhỏ. Việc hiện nay, Mỹ vẫn chưa dám cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là thuộc trong kiểu chơi đó.
Không ai muốn Nga sa lầy tại Ukraine bằng Mỹ, nhưng muốn vậy phải chống lưng cho chính quyền Kiev đủ mạnh và đặc biệt là cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Kiev như đã từng cho quân Taliban ở chiến trường Apganixtan. Nhưng nếu cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev thì không chỉ mang lại “4 tai vạ” cho Mỹ như báo chí Mỹ phân tích mà gấu Nga sẽ “vả” lại ngay tại Iran và Bắc Triều Tiên.

Vậy, chiến tranh nóng Nga với Mỹ-NATO sẽ chưa xảy ra khi Ukraine chưa gia nhập NATO. Người Mỹ và châu Âu đủ tỉnh táo để nhận thấy không thể thắng Nga bằng chiến tranh nóng. Họ muốn thắng Nga trong cuộc chiến địa chính trị với trò chơi không mạo hiểm.

11: Mỹ đang kéo Nga, Trung vào chiến tranh thế giới thứ 3?

<>Những động thái quân sự gần đây của Mỹ nhằm ứng phó với Iran dấy lên không ít lo ngại về nguy cơ bùng nổ thế chiến thứ 3 với sự tham gia miễn cưỡng của cả Nga và Trung Quốc.

Mối quan hệ vốn căng thẳng giữa Iran và phương Tây bắt đầu leo lên đến gần đỉnh điểm hồi tháng 11 năm ngoái khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tung ra một bản báo cáo gây sốc liên quan đến yếu tố quân sự trong chương trình hạt nhân của Tehran. Thông tin gây chấn động này ngay lập tức thổi bùng ngọn lửa vốn đang âm ỉ ở khu vực Trung Đông.
Suốt từ cuối năm 2011 đến những ngày đầu năm 2012, những diễn biến căng thẳng trong quan hệ Iran-phương Tây diễn ra liên tiếp. Điều đáng lo ngại là những diễn biến này có liên quan đến rất nhiều động thái quân sự như các cuộc tập trận, bắn thử tên lửa và đặc biệt là điều tàu chiến ra vào khu vực điểm nóng, như đợt triển khai hai tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln của Mỹ đến vùng Vịnh. Ngoài ra, tàu sân bay USS Enterprise dự kiến cũng sẽ đến khu vực này vào tháng 3 tới.

Ai dường như cũng có thể cảm nhận rõ độ nóng chưa từng có ở Trung Đông trong thời gian này. Và chưa lúc nào mà người ta lại chắc chắn về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh Iran như thời điểm hiện tại.

“Chiến tranh đang đến rất gần. Chúng ta đang phải chứng kiến một chiến dịch tăng cường quân sự mạnh mẽ của Mỹ và đồng minh với hàng loạt cuộc điều quân sang đồn trú tại Israel và Kuwait hay những đợt di chuyển bất ngờ của hải quân Mỹ đến vịnh Persic”, Michel Chossudovsky, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu khẳng định.
Ngoài ra, ông còn chỉ ra nhiều động thái khác cho thấy Mỹ nghiêm túc chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh với quốc gia Hồi giáo.
Tháng 10/2010, Mỹ đàm phán một thỏa thuận vũ khí song phương lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trị giá 67 tỷ USD với Saudi Arabia. Hợp đồng cung cấp bom siêu trọng, máy bay chiến đấu F-15, trực thăng Black Hawk và Apache, tên lửa Patriot-2 và tàu chiến.

Mỹ còn dự kiến cung cấp tên lửa Stinger và nhiều loại tên lửa khác cho Oman. Bahrain cũng đang đàm phán thỏa thuận trị giá 53 tỷ USD mua vũ khí Mỹ.

Không chỉ vũ khí, Mỹ cũng bố trí căn cứ quân sự tại Israel, Kuwait, Bahrain, Oman và trong tháng này điều động thêm 15.000 quân tới Kuwait.

“Nếu Washington không muốn gây chiến với Iran thì sẽ không cung cấp các loại vũ khí cần thiết và không triển khai hàng nghìn binh sĩ tới các nước đồng minh ở vùng Vịnh sát Iran như vậy”, ông Michel Chossudovsky nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, Mỹ cũng khéo léo lót đường cho cuộc chiến tại Iran khi trên các phương tiện truyền thông của Mỹ tràn ngập thông tin về thái độ cứng rắn của Iran.
Trước tiên là thông tin về việc Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz và sau đó là xoáy vào những báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Trong báo cáo của IAEA mới đây, cơ quan này chỉ nhắc đến việc Iran có thể trang bị được điều kiện kỹ thuật cần để họ phát triển vũ khí hạt nhân nếu muốn. Tuy nhiên, tờ New York Times hướng dư luận hiểu theo cách: Iran đang thực hiện kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân và “sứ mệnh” của một nước lớn như Mỹ, phải ngay lập tức có động thái can thiệp. Đây là cách truyền thông Mỹ từng áp dụng thành công trước khi đưa quân sang Iraq.

Vì vậy, ông Michel Chossudovsky khẳng định: “Điều mà Mỹ cũng như đồng minh muốn lúc này là mang đến cho loài người một cuộc chiến tranh trên quy mô toàn cầu mới trải dài từ Địa Trung Hải đến tận biên giới Trung Quốc và hậu quả của cuộc chiến này sẽ là khôn lường”.
Theo ông, đây có thể là cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 với sự tham gia của cả Nga và Trung Quốc. “Moscow và Bắc Kinh sẽ phải rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chiến này”, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu nhận định.

“Nếu cuộc chiến vượt ra khỏi tầm kiểm soát và nếu Nga, Trung Quốc can thiệp hoặc vũ khí hạt nhân được sử dụng thì cả trái đất này sẽ bị tiêu diệt”, ông Michel Chossudovsky mường tượng.

<>Giải pháp tối ưu

Viễn cảnh mà chuyên gia Michel Chossudovsky vẽ ra có thể quá tiêu cực. Hai chuyên gia Reuel Marc Gerecht and Mark Dubowitz quả quyết trên Foreign Policy rằng, vẫn có một giải pháp kết hợp khác dựa trên nguyên tắc trừng phạt, theo đó, giúp phương Tây lật đổ chính quyền đương nhiệm của quốc gia Hồi giáo và giải được bài toán Iran mà vẫn không phải dùng đến súng đạn.

“Giải pháp này có thể mang lại một cuộc cách mạng dân chủ tại quốc gia Hồi giáo. Một Iran dân chủ mới vẫn có thể sở hữu những vũ khí hủy diệt mà giáo chủ Khamenei tạo dựng nên nhưng Mỹ, Israel và châu Âu và có lẽ là hầu hết thế giới Arab sẽ không phải sống trong lo sợ nữa bởi chủ sở hữu mới của số vũ khí này sẽ biết cách kiểm soát chúng một cách phù hợp”, ông Reuel Marc Gerecht khẳng định.
Chuyên gia này phân tích, các lệnh trừng phạt có thể trì hoãn sự phát triển của chương trình hạt nhân của Iran song không thể đưa nó về mốc ban đầu. Các cuộc tấn công quân sự có thể làm hư hại nhưng khó có thể đảm bảo phá hủy được hết các cơ sở hạt nhân chính của Tehran, đặc biệt là cơ sở làm giàu uranium Qom sâu dưới lòng đất tới 90 m. Vì vậy, chỉ có một sự thay đổi sâu sắc trong bộ máy chính quyền mới có thể chặn đứng mối đe dọa từ một Iran mang trong mình sức mạnh hạt nhân.

Tuy nhiên, hai chuyên gia này nhấn mạnh, cuộc lật đổ chính quyền này chỉ thành công khi được chính những người dân Iran thực hiện. Vấn đề là ở chỗ, người dân Iran sẽ không lật đổ những nhà lãnh đạo của mình chỉ vì những khó khăn kinh tế do các lệnh trừng phạt kinh tế mang lại và đặc biệt là sẽ không làm điều này vì nguyện vọng của Mỹ. 

Trên thực tế, sự phẫn nộ trong dân chúng Iran bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề, từ thực trạng yếu kém của nền kinh tế đến sự quản lý thiếu tính hợp pháp của chính quyền, đặc biệt từ sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2009. Cuộc bầu cử này làm mất lòng tin của triệu triệu người dân Iran vào các sự kiện chính trị. Họ nhận ra rằng, dân chúng không còn là trụ cột của hệ thống chính trị nước nhà.
Không chỉ người dân phẫn nộ, ngay cả những thành viên của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran cùng nhiều quan chức khác trong chính quyền cũng không hài lòng với cách điều hành của giới lãnh đạo. Do đó, sự bất bình tồn tại ở trong giới chính trị, quân sự và dân chúng. Tâm lý tiêu cực này thường được kìm nén nhưng sự tồn tại của nó là không thể phủ nhận và có thể trở thành một nguồn động lực đầy tiềm năng cho sự thay đổi chế độ.

Vì vậy, các lệnh trừng phạt dù không thể trực tiếp lật đổ chính quyền Iran nhưng có thể giúp Mỹ trì hoãn sự phát triển của chương trình hạt nhân Iran trong khi đó tạo được không gian và thời gian cần thiết cho sự ra đời của một hệ thống chính trị mới tại Iran.
Chuyên gia Reuel Marc Gerecht and Mark Dubowitz kết luận, Washington không nên can thiệp quân sự để lật đổ chính quyền Iran mà cần phải biết cách kìm chế và chỉ tạo nên những chất xúc tác bằng các lệnh trừng phạt, qua đó thôi thúc người dân Iran tự hành động để mang lại đổi thay cho chính mình. Cùng lúc đó, Mỹ cũng nên tăng cường tập trung vào thực tế thiếu tính minh bạch và hợp pháp khi Iran bước vào các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nhằm tăng thêm động lực để nhân dân Iran vùng lên.
“Nếu kìm chế được sự nóng vội của mình và khéo léo sử dụng các lệnh trừng phạt kinh tế, đồng thời nhắc khéo người dân Iran về sự hợp pháp của chính quyền đương nhiệm thì Mỹ không chỉ tránh được một cuộc chiến tranh lớn hao người tốn của mà còn chặn đứng được nguy cơ hạt nhân từ Iran”, ông Reuel Marc Gerecht quả quyết.

12: Đại chiến thế giới thứ 3 đã được châm ngòi?

Theo Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House), trật tự thế giới vốn dễ đổ vỡ nay phải đối mặt với vực thẳm khi cộng đồng quốc tế loay hoay tìm cách ngăn chặn chiến tranh

Trong vòng một trăm năm trở lại đây, nhân loại đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới. Và giờ đây, một câu hỏi khá phổ biến được giới truyền thông nhắc đến nhiều, đó là làm thế nào để ngăn chặn Chiến tranh Thế giới lần thứ ba? Tình trạng bạo lực với các cuộc xung đột đẫm máu diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Cỗ máy chiến tranh dường như đang được khởi động để sẵn sàng vận hành. Từ Trung Đông, Nam Á cho đến Ukraine, thế giới đang bị cuốn vào vòng xoáy bất ổn định mà chưa thấy "ánh sáng cuối đường hầm". Nga đứng trước bờ vực của cuộc xung đột ở Ukraine. Mỹ buộc phải tăng cường can dự quân sự vào Iraq để ngăn chặn phiến quân Hồi giáo. Chính quyền Afghanistan đối mặt với nguy cơ sụp đổ khi NATO rút quân. Bạo lực ở Dải Gaza khi Israel mở chiến dịch quân sự tiêu diệt phong trào Hồi giáo Hamas. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Kashmir vẫn chưa thể tháo ngòi nổ. Trong khi đó, tình trạng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể bùng phát thành xung đột bất cứ lúc nào.
Theo thống kê của Chương trình Dữ liệu Xung đột Uppsala, từ năm 1946 đến nay, đã xảy ra 254 cuộc xung đột vũ trang, trong đó có 114 cuộc biến thành chiến tranh quy mô lớn. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, số vụ xung đột vũ trang giảm đáng kể. Trong năm 2013, chỉ xảy ra 33 cuộc xung đột, giảm 50% so với thời điểm năm 1989.

Mặc dù vậy, diễn biến tình hình tại một số điểm nóng trên thế giới đang đe dọa nghiêm trọng đến trạng thái cân bằng tương đối của trật tự thế giới. Nguy cơ chiến tranh giữa các nước sẽ gia tăng đáng kể, bắt nguồn từ những mâu thuẫn và cạnh tranh về ảnh hưởng và lợi ích.
Trước đây, có ý kiến chỉ trích cho rằng EU phản ứng quá chậm chạp khi Nga can dự vào Ukraine. Tuy nhiên, vừa qua, EU đã quyết định triển khai các biện pháp trừng phạt có thể làm đổ vỡ hoàn toàn mối quan hệ giữa Nga với châu Âu sau Chiến tranh Lạnh.

EU không chỉ dừng lại ở các tuyên bố sáo rỗng. Theo ông Niblett, lần này EU đã nhanh chóng có được sự đồng thuận của cả 28 nước thành viên, điều này đã thể hiện khá rõ sức mạnh của một tổ chức khu vực có 500 triệu người và là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi EU quyết tâm vào cuộc, những quyết định của họ có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên, Nga lại là láng giềng của các nước thành viên EU, nên câu chuyện giờ đây lại chuyển hướng sang vấn đề địa kinh tế. Lượng khí đốt do Nga cung cấp chiếm tới 35% tổng lượng nhập khẩu của cả EU. Hiện Nga cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của châu Âu, sau Mỹ và Trung Quốc. Một châu Âu trong tình trạng xung đột với người láng giềng phía Đông không chỉ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực về mặt kinh tế, mà còn gây bất ổn về chính trị. Tranh cãi và mâu thuẫn nội bộ giữa các phe phái sẽ ngày càng căng thẳng, khiến châu Âu khó có thể tập trung vào những vấn đề an ninh khác, từ bất ổn ở Trung Đông cho đến sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Sau những lời tán dương lẫn nhau, phương Tây sẽ phải trả lời một câu hỏi quan trọng: bước đi tiếp theo là gì? Thực tế cho thấy quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chưa chắc đã thành công ngay. Hoạt động xuất khẩu dầu mỏ vẫn mang lại nguồn thu ổn định. Hiện nợ chính phủ của Nga mới chỉ chiếm 15% GDP. Dự trữ ngoại tệ dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao, 470 tỷ USD. Trong tính toán của mình, có thể ông Putin cho rằng nguy cơ mối đe dọa quyền lực bắt nguồn từ sự thất bại ở Ukraine, chứ không phải suy thoái kinh tế. Tuy vậy, về lâu dài, lệnh cấm vận sẽ khiến kinh tế Nga khốn đốn. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Nga trên thực tế đã bắt đầu giảm từ đầu năm 2014.

13: Chiến tranh thế giới thứ 3: Liệu có xảy ra?

Các nhà chiêm tinh học, pháp sư và chuyên gia tâm lý danh tiếng của Nga đã có cuộc trao đổi về những tiên liệu của mình trong tương lai.
“Suy thoái kinh tế lan rộng khắp toàn cầu từ năm 2008 không đơn thuần là một cuộc khủng hoảng tài chính đang đến hồi kết như mọi người vẫn lầm tưởng. Nó thực ra là điềm báo cho một cuộc đại khủng hoảng sắp xảy ra”, nhà chiêm tinh học Aleksei Kolov nhấn mạnh khi mở đầu cuộc họp.
Với những mẫu thuẫn và xung đột lớn xảy ra gần đây giữa Phương tây, Israel và Iran. giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên cùng sự bất đồng giữa Phương Tây với Nga và Trung Quốc, is và ukaina là nguyên nhân.

14: Đối đầu Mỹ-Nga đã là cuộc đấu toàn cầu
Không còn là cuộc đối đầu ở Ukraine, Mỹ đã mở ra một sàn đấu quy mô toàn cầu, và Nga buộc phải vào cuộc... Những gì đang chờ đợi Ukraine?

Nếu ai đó nghĩ rằng Nga đang thắng thế, đang áp đảo châu Âu, và thỏa thuận Minsk sắp thành hiện thực, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc nay mai, người Nga dẫn 1-0 trong cuộc đấu Ukraine này, thì có lẽ đã quá lạc quan hơi sớm.
Nga có thể áp đảo được EU, nhưng cuộc chơi bắt đầu phức tạp khi đối thủ thực sự của Nga là Mỹ đã vào cuộc. 

Kiev đang tìm mọi cách để kéo dài thời gian, duy trì cuộc khủng hoảng, tình trạng giao tranh ở miền Đông. Kiev tiếp tục tăng cường xe tăng cho quân đội quốc gia, tiếp tục thông qua luật tăng quân số cho quân đội.

Diễn biến cuộc chiến ở miền Đông Ukraine vẫn ác liệt tại sân bay Donetsk. Trong ngày 3/3, có 24 trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn. Ngày 4/3, ba binh sỹ Ukraine thiệt mạng, 9 người bị thương. Và bản thân OSCE cũng không thể xác nhận việc Ukraine có thực sự rút vũ khí hạng nặng hay không.

Vì sao Kiev cần tiếp tục duy trì sự căng thẳng ở miền Đông? Bởi đó là sức ép duy nhất mà họ có thể gia tăng lên EU lúc này. Trước đây, vấn đề năng lượng còn là thứ để Ukraine mang ra đe dọa EU, nhưng giờ đây vấn đề khí đốt đã khác. Khi Kiev hết tiền mua năng lượng, EU đã chủ động đàm phán với Nga, qua mặt Ukraine để đảm bảo về một nguồn cung đều đặn và an toàn cho EU.

Bản thân Kiev đã phải bỏ 15 triệu USD để mua khí đốt của Nga để cầm hơi trong vòng 5 ngày. Sau đó, hết 5 ngày kể từ ngày 6/3 trở đi, họ sẽ phải tiếp tục tìm kiếm Mạnh Thường Quân. Việc Kiev tiếp tục gia tăng tấn công, bất ổn chỉ khiến cho thỏa thuận Minsk trở nên mong manh dễ vỡ.

Sự bất ổn đó kết hợp với sức ép từ Mỹ, khi mà Washington nhăm nhăm viện vào lý do "Minsk" bị phá hoại để áp đặt trừng phạt gia tăng vào Nga, sẽ buộc EU phải móc hầu bao. Không phải Kiev không biết toan tính của Mỹ trong thương vụ này.

Chưa kể, các nước thuộc NATO vẫn đang viện trợ quân sự cho Ukraine, tiêu biểu có thiết bị hỗ trợ ngắm mà Phần Lan tặng Kiev, và vừa qua, Ba Lan cũng lớn tiếng ủng hộ tăng cường sức mạnh cho quân đội quốc gia Đông Âu này.

Càng kéo dài thời gian, Kiev càng nhận được nhiều sự trợ giúp. Và một yếu tố quan trọng hơn, Mỹ có thêm cơ hội để duy trì một trong các mặt trận đối đầu với Nga.

Thế trận toàn cầu Mỹ-Nga

Vẫn với cuộc khủng hoảng Ukraine, nếu thỏa thuận Minsk được thực hiện, người ly khai sẽ có hai vùng tự trị là Donetks và Lugansk, Nga có thêm bán đảo Crimea... Và quan trọng nhất là các biện pháp trừng phạt Nga mà EU áp đặt sẽ phải gỡ bỏ.

Điều đó cho thấy Nga mất vài chục tỉ USD xuyên suốt cuộc khủng hoảng, mà hầu như trong đó, Nga thiệt hại vì giá dầu sụt giảm. Giá dầu giảm đâu phải một mình Nga thiệt, Mỹ cũng thiệt, OPEC cũng lao đao. Vì thế có thể nói rằng Nga không thiệt hại nhiều như Mỹ mong đợi, nhưng Nga lại thu lợi quá nhiều về địa chính trị.

Chưa kể đến việc Moscow sẽ yên bề một mặt trận sát sườn phía Nam, tập trung vào các mặt trận khác trong cuộc đối đầu với Mỹ. Đó là lý do thứ nhất Washington muốn Ukraine kéo dài bất ổn, để kéo dài nỗi đau kinh tế do trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt. .

Tạm gác vấn đề Ukraine qua một bên, sở dĩ đặt ra vấn đề Mỹ đang áp đặt cuộc chơi toàn cầu với Nga, không phải không có lý do.

Cuộc đối đầu đã kéo lan sang Iran. Bản thân Nga cũng từng mang Iran vào cuộc để đe dọa Mỹ. Tổng thống Putin từng nói hồi cuối tháng 2/2015 rằng Mỹ gia tăng trừng phạt, Nga sẽ cung cấp vũ khí cho Iran. Putin biết rằng cường quốc Trung Đông này vẫn là một con bài chiến lược của mình.

Nhưng Mỹ bắt đầu bẻ mũi nhọn này của Nga khi liên tiếp xúc tiến các hành động đàm phán với Tehran về vấn đề hạt nhân. Dù còn nhiều căng thẳng, nhưng người ta đã nhìn thấy sự cởi mở của Washington. Thậm chí, Mỹ còn khẳng định sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào của Israel nếu quốc gia này dám phát động tấn công hay không kích vào Iran.

Sự thành tâm thành ý của Mỹ đã thể hiện rõ ràng, Iran cũng sẽ phân vân và khó có thể vì Nga mà bạc đãi Mỹ. Trong khi bản thân quốc gia này cũng mong muốn được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt, cấm vận đang bị Liên hợp quốc áp đặt.

Và sân chơi phía Đông nước Nga được thành lập. Những quân bài tủ của Nga bắt đầu mất dần tác dụng khi Mỹ lựa chọn chiến lược "thay đổi hình ảnh." Chiến lược này được Tổng thống Obama đề cập đến khi kích hoạt các hành động nhanh chóng hòa giải mối quan hệ với Cuba ở Mỹ Latinh.

Mỹ mang chiến lược đó tới đối phó với Iran. Và với một đồng minh khác của Nga là Syria, gần như đã trở thành một quân cờ tàn khi đắm chìm trong cuộc chiến với khủng bố IS và phe đối lập.

Mỹ vẫn duy trì cuộc chiến với IS một cách cầm chừng bằng các hành động không kích. Nhưng IS lúc này bỗng trở thành hữu dụng với Mỹ hơn hẳn bất kỳ đồng minh nào. Khi chính IS làm bất ổn Syria, gắn Mỹ với Iran vào một mục đích chung là tiêu diệt tổ chức khủng bố này.

IS càng tồn tại, cả Trung Đông và thế giới vẫn phải trông chờ vào vai trò đầu tàu quân sự, lãnh đạo, dẫn dắt của Mỹ.

Như vậy có thể thống kê rằng, mặt Tây, Nga bị NATO cô lập, phía Đông là một Trung Đông hỗn loạn, ngoài tầm kiểm soát, sát sườn là bất ổn ở Ukraine. Chưa kể vòng kim cô trừng phạt kinh tế vẫn siết trên đầu. Đến giờ phút này, thế thượng phong không phải nằm ở Nga, mà dường như gió đã đổi chiều để Mỹ phất lên nhanh chóng.

Nga có thể làm gì?

Trong một vòng đai cô lập càng ngày càng siết chặt, Nga đang tìm mọi cách để tạo thành thế cài răng lược với đối phương. Giống như cách Mỹ làm với Nga khi biến bạn thành thù, Moscow cũng chơi chiêu bài tương tự khi đẩy EU vào mâu thuẫn nội bộ, và lôi kéo EU về phe mình bằng các lợi ích thiết thực.

Tiêu biểu trong đó là những cái tên như Đức, Pháp, một số quốc gia Đông Âu, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ... Nga mang ra chiêu bài lợi ích kinh tế lớn lao hơn cả để kêu gọi những người bạn mới này.

Song song với đó, Moscow vẫn thị uy bằng những hành động mang tính đe dọa khi các tướng nước Nga thường xuyên đăng đàn truyền thông để nói về một cuộc tấn công hạt nhân, hay những cuộc giáng trả chớp nhoáng khiến kẻ thù sụp đổ ngay tức khắc...

Một cứu cánh khác của Nga, mà Mỹ không thể tác động được đến, đó chính là Trung Quốc. Nền kinh tế thứ hai thế giới, với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ hoàn toàn đủ khả năng cứu Nga khỏi cơn nguy khốn về kinh tế tài chính, hoặc thậm chí là cả quân sự.

Nhưng chắc chắn, Moscow sẽ chỉ dùng Bắc Kinh như bước đường cùng. Bởi Nga thừa hiểu rằng Trung Quốc như một con dao hai lưỡi. Khi mới vấp vào khó khăn, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng trục lợi với gói hợp đồng năng lượng 400 tỉ USD, nhìn ngoài tưởng khổng lồ, nhưng đơn giá thì rẻ hơn cả bán cho EU. Hoặc Bắc Kinh liên tiếp đưa sức ép để Moscow phải nhả các vũ khí hiện đại bậc nhất của mình, đổi lại sự ủng hộ, hậu thuẫn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều mà Nga chưa làm được, đó là một mảy may tác động đến nước Mỹ. Thậm chí sân sau của Mỹ là khu vực Mỹ Latinh cũng đã được Tổng thống Obama thúc ép nhanh chóng rào lại cho kín đáo với một loạt các biện pháp bình thường hóa quan hệ với các quốc gia đối đầu.

Quay trở lại với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Nga có thể tạm dẫn trước, nhưng xét toàn cục, Mỹ đã chính thức mở rộng cuộc đối đầu với Nga từ cấp khu vực Ukraine lên cấp toàn cầu. Như vậy, khái niệm bất ổn khu vực cũng sẽ chuyển thành bất ổn toàn cầu, điều này thực sự nguy hiểm với toàn thế giới.
Tu Sĩ Hèn Mọn Tổng Hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét