Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Sứ Điệp đang ứng nghiệm: Thượng Hội Đồng đang gạt Lề Luật của Thiên Chúa sang một bên

Và rồi, khi người ta gạt những Lề Luật của Thiên Chúa sang một bên và ít khi nào người ta nhắc đến nữa, thì nhiều người cũng quên rằng những Điều Răn của Thiên Chúa cần phải được tuân giữ bằng mọi giá. 

Nếu những tôi tớ được thánh hiến của Ta không còn giảng dạy về Sự Thật, và chối bỏ tầm quan trọng của việc nói về sự tồn tại của tội lỗi, như vậy thì làm sao con cái Thiên Chúa có thể hiểu biết về những điều này? 

Những tôi tớ được thánh hiến của Ta phải có bổn phận về mặt luân thường đạo lý là bảo vệ Lời của Thiên Chúa và cảnh báo cho con cái Thiên Chúa về tình trạng nguy hiểm của tội lỗi. Thế nhưng họ đã quyết định không thực hiện những điều này. Nhiều tôi tớ được thánh hiến ngại rao giảng Sự Thật vì họ sợ bị bách hại bởi những kẻ sẽ khiển trách họ vì tội lỗi "do kẻ khác gây ra. "
Trích Sách Sự Thật.

VATICAN: BẢN PHÚC TRÌNH THƯỢNG HỘI ĐỒNG GÂY CHẤN ĐỘNG KÊU GỌI GIÁO HỘI CẦN CẢM THÔNG VỚI NHỮNG NGƯỜI LY DỊ, TÁI HÔN VÀ ÁP DỤNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHO NHỮNG NGƯỜI TÍNH DỤC ĐỒNG GIỚI. CHỮ “TỘI LỖI ” RẤT ÍT XUẤT HIỆN TRONG BẢN PHÚC TRÌNH. (10/2014)
Bản phúc trình sau thảo luận được Chủ tịch Hội đồng Giám mục châu Âu là Đức HY Erdo, TGM Budapest, Hungary trong phiên họp chung lần thứ 11 ngày 13/10/2014 đã trình bày tóm lược vài điểm gồm những nội dung như sau:

► Điểm đáng lưu ý nhất là “ Luật Tiệm Tiến ” được nêu lên tại THĐ làm đề tài cho cuộc bàn luận để có thể dứt khoát vào năm 2015, nhưng nó đã tạo nên nhiều phản ứng dữ dội đến nỗi có người gọi đây là một “ Trận Động Đất Mục Vụ “. Phúc Trình Sau Thảo Luận kêu gọi Giáo Hội chú ý tới các khía cạnh tích cực trong các mối liên hệ Hôn nhân bị coi là “ bất thường ” như mối liên hệ giữa những người Ly dị Tái hôn hay giữa những người PHỐI HỢP ĐỒNG TÍNH, và nên “ luôn mở rộng cửa ” đón chào những người sống trong các liên hệ này.

► Bản Phúc Trình nói rằng việc Giáo Hội vươn tay ra với người Công Giáo ly dị không tượng trưng cho “ việc làm suy yếu đức tin của mình” mà CHỈ LÀ VIỆC THỰC THI BÁC ÁI. Đồng thời, trưng dẫn nhiều lời kêu gọi của các vị Giám mục tham dự Thượng hội Đồng muốn thấy diễn trình TUYÊN BỐ HÔN NHÂN VÔ HIỆU tiến hành nhanh hơn.

► Liên quan tới những người đồng tính, tài liệu nói rằng “ Những người đồng tính có nhiều Ơn Phúc và tài năng để cung hiến cho cộng đồng Kitô hữu. Liệu ta có thể chào đón những con người này, bảo đảm với họ một không gian huynh đệ trong cộng đồng của ta hay không? Họ thường mong muốn gặp được một Giáo Hội sẵn sàng cung hiến cho họ một mái ấm đón chào. Các cộng đồng của ta có khả năng cung cấp điều đó, chấp nhận và trân trọng XU HƯỚNG TÍNH DỤC của họ mà vẫn không làm hại gì tới tín lý Công Giáo về gia đình và hôn nhân hay không?

► “Dù không bác bỏ các vấn đề luân lý dính liền với các cuộc kết hợp đồng tính, nhưng ta phải ghi nhận rằng có những trường hợp trong đó sự giúp đỡ hỗ tương đến độ hy sinh đã tạo nên một trợ giúp qúy báu trong cuộc sống của NHỮNG NGƯỜI KẾT HỢP VỚI NHAU ”.

I. NGUYÊN TẮC TIỆM TIẾN: GIÁO HỘI CẦN ĐỒNG HÀNH VỚI HỌ MỘT CÁCH KIÊN NHẪN VÀ CẢM THÔNG

● Tài liệu cũng nhấn mạnh “Nguyên Tắc Tiệm Tiến”, tức ý niệm cho rằng người Công Giáo tiến tới chỗ chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội theo từng bước một, và Giáo Hội cần đồng hành với họ một cách kiên nhẫn và cảm thông.

● Tài liệu nói tới việc “chấp nhận thực tại của hôn nhân dân sự và cả việc sống chung nữa”, vì nhận định rằng các Cuộc Kết Hợp này đã đạt được “một trình độ ổn định đáng kể nhờ một sợi dây công khai” và “có đặc điểm của một tình âu yếm sâu sắc, ý thức trách nhiệm liên quan tới con cái, và khả năng chống chọi thử thách”.

● Tài liệu viết “ Do đó, nhờ hiểu ra việc cần phải biện phân một cách thiêng liêng đối với việc sống chung, hôn nhân dân sự và các người ly dị và tái hôn, Giáo Hội có trách vụ PHẢI THỪA NHẬN các hạt giống Lời Chúa vốn được gieo vãi ở bên ngoài các biên giới hữu hình và bí tích của mình. Theo gương cái nhìn rộng mở của Chúa Kitô, Đấng có ánh sáng chiếu soi mọi con người, Giáo Hội trân trọng hướng về những người tham dự vào đời sống của Giáo Hội một cách chưa hoàn toàn và chưa hoàn hảo, đề cao các giá trị tích cực của họ hơn là các hạn chế và thiếu sót của họ”.

II. VỀ VIỆC CHO PHÉP NGƯỜI LY DỊ VÀ TÁI HÔN RƯỚC LỄ

Về việc cho phép người ly dị và tái hôn Rước Lễ, tài liệu bỏ ngỏ vấn đề, dành cho việc nghiên cứu sâu xa hơn về thần học. Tài liệu viết rằng một vài vị tham dự THĐ chống lại việc cho phép này, trong khi nhiều vị khác coi nó như một khả thể, sau khi đã theo “Con Đường Sám Hối” dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội.

Tài liệu viết thêm rằng “ Hoàn cảnh những người ly dị rồi tái hôn đòi phải biện phân cẩn thận và đồng hành đầy kính trọng, tránh bất cứ ngôn ngữ hay tác phong nào có thể khiến họ cảm thấy bị kỳ thị. Đối với cộng đồng Kitô Giáo, việc chăm sóc họ không hề làm suy yếu đức tin của mình và chứng từ của mình đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân, nhưng đúng hơn nói lên tình bác ái của mình trong việc chăm sóc này”.

III. PHẢN ỨNG VỚI BẢN PHÚC TRÌNH TÓM TẮT SAU DỰ THẢO
A. TRONG HÀNG GIÁO PHẨM 
Sau khi công bố bản phúc trình này, đã có 41 vị giám mục lên tiếng về nội dung của nó và một số vị yêu cầu được minh xác về một số chủ đề chuyên biệt:

● Một số vị hỏi: trong mục nói về đồng tính liệu có nên nhắc tới giáo huấn dạy rằng “một số cuộc kết hợp là mất trật tự, là rối loạn” hay không, đây là kiểu nói cố hữu xưa nay dùng để mô tả các liên hệ đồng tính.

● Nhiều nguồn tin cho hay các giám mục khác chất vấn việc bản phúc trình so sánh giữa nguyên tắc tìm ra “các yếu tố thánh hóa và chân lý ở bên ngoài” cơ cấu hữu hình của Giáo Hội, vốn được Lumen Gentium của Vatican II phát biểu, với ý niệm bao quát hơn cho rằng các yếu tố tích cực có thể tìm thấy không những trong cuộc hôn nhân bí tích mà cả trong các cuộc kết hợp bất thường nữa.

● Ít nhất có một giám mục hỏi điều gì xẩy ra cho quan niệm tội lỗi. Chữ “ tội lỗi ” rất ít xuất hiện trong bản phúc trình dài 5,000 chữ này.

Trong cuộc họp báo, Đức HY Luis Antonio Tagle của Phi Luật Tân nhấn mạnh rằng bản văn này không phải là bản văn cuối cùng rồi vừa cười ngài vừa cho hay “ nên bi kịch vẫn còn đang tiếp diễn ”.

B. GIÁO DÂN PHẢN ỨNG - BẢN PHÚC TRÌNH ĐANG ÂM THẦM CHẤP NHẬN CÁC MỐI LIÊN HỆ NGOẠI TÌNH, VÀ ĐI NGƯỢC LẠI GIỚI RĂN THỨ 6 VỀ TÍNH BẤT KHẢ PHÂN LY CỦA HÔN NHÂN ?

1. Phóng viên từ Vatican của tờ National Catholic Reporter, Joshua McElwee, cho biết phúc trình sau thảo luận của THĐ nhất định có một cung gọng khác hẳn các tuyên bố khác của Giáo Hội trong mấy năm gần đây. Ông cho rằng phúc trình:

● Kêu gọi Giáo Hội “lắng nghe nhiều hơn, tôn trọng người ta trong các cuộc đấu tranh khác nhau của họ, và áp dụng lòng thương xót một cách rộng rãi hơn”. Ông cho biết thêm rằng “ tài liệu thừa nhận một cách thẳng thừng rằng việc áp dụng một cách nghiêm khắc tín lý của Giáo Hội không còn đủ để nâng đỡ người ta trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa của họ nữa”.

● Ông Joshua cho rằng tài liệu “cũng phản ảnh một động thái của các vị giáo phẩm muốn nhích xa ra việc phải chính xác về luật lệ trong việc trung thành với giáo huấn của Giáo Hội để bước vào chủ Thuyết Tiệm Tiến, tức ý niệm thần học cho rằng cần có thời gian, người ta mới có thể lớn mạnh về sự thánh thiện hay trung thành với giáo huấn của Giáo Hội được".

2. Đại diện của Tiếng Nói Gia Đình ở Ái Nhĩ Lan, ông Patrick Buckley cho rằng phúc trình này đại diện cho ‘ cuộc tấn công vào hôn nhân và gia đình’ và nói thêm: “ nó thực sự âm thầm chấp nhận các mối liên hệ ngoại tình, và do đó, đi ngược lại điều răn thứ sáu và lời dạy của chúa giêsu kitô về tính bất khả phân ly của hôn nhân ”.

3. Những người thuộc Nhóm Ủng Hộ Sự Sống thì thẳng thừng lên án Bản Phúc Trình này, gọi nó là MỘT SỰ PHẢN BỘI các cha mẹ Công Giáo khắp thế giới, CHỐNG LẠI GIÁO HUẤN của Giáo Hội. Thực thế, John Smeaton, đồng sáng lập viên của Tiếng Nói Gia Đình, cho rằng “các vị kiểm soát THĐ đang phản bội các cha mẹ Công Giáo khắp thế giới”. "Chúng tôi tin rằng phúc trình giữa khóa của THĐ là một trong những tài liệu chính thức tồi tệ nhất đã được soạn thảo trong lịch sử Giáo Hội”. Ông nói rằng dĩ nhiên phúc trình này mới chỉ là phúc trình sơ khởi để thảo luận, chứ chưa phải là những đề xuất nhất định. Nhưng điều chủ yếu là tiếng nói của các tín hữu đang trung thành và thành thực sống giáo huấn Công Giáo tại sao không được kể đến.

4. Maria Madise, phối trí viên của Tiếng Nói Gia Đình, tự hỏi liệu các cha mẹ từ nay có dám nói cho con cái thấy cái sai của ngừa thai, sống chung hay sống đồng tính nữa không; họ có thể nói với chúng là Tòa Thánh dạy rằng có những khía cạnh tích cực và xây dựng trong các TỘI TRỌNG này không? “ Phương thức này quả là đang tiêu diệt Ơn Thánh trong các Linh Hồn”.

5. John Smeaton thúc giục người Công Giáo “Phải có nghĩa vụ luân lý chống lại trước những cảm thức sai lầm phải vâng lời này, không nên tự mãn hay nhường bước khi đối diện với những vụ tấn công vào các nguyên tắc nền tảng của luật tự nhiên “

Dù sao, THĐ cũng chỉ là một cơ chế tham vấn, không hẳn là cơ chế quyết định. Đọc phúc trình của nó qua các bản tóm lược như thế này nghe ra có cái gì rờn rợn, vẽ ra trước mắt một cuộc khủng hoảng còn sâu sắc vạn lần hơn cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình, nhưng nghĩ cho cùng mục tiêu của nó chỉ là nêu vấn đề để toàn thể Giáo Hội cùng suy nghĩ và đóng góp ý kiến từ nay tới ngày THĐ thông thường sẽ được tổ chức một năm sau 10/2015. Dù cho THĐ năm 2015 có quyết định như thế nào chăng nữa, thì người cầm chịch cuối cùng vẫn là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét