Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Lắng nghe tiếng Chúa nói trong giây phút hiện tại để tỉnh thức đón Chúa đến

 “Ngày hôm nay ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: các ngươi chớ cứng lòng”
Câu kinh thánh này nằm trong tv 94 câu 7. Câu này được đặt ở thì hiện tại, có lẽ vì vậy mà thánh vịnh 94 được phụng vụ chọn để đọc trước mỗi giờ kinh sáng để nhắc nhở chúng ta phải luôn biết bắt đầu ngày mới trong sự tỉnh thức, để có thể nghe được tiếng Chúa nói với ta trong giây phút hiện tại. Giờ kinh sáng là giờ kinh khởi đầu một ngày mới.
Nó không chỉ nhắc ta phải luôn thỉnh thức để nghe được tiếng Chúa mà nó còn nhắc ta phải thực hành lời Chúa và phải để cho lời Chúa đổi mới chúng ta. Bởi nếu ta không thực hành và không để cho Lời Chúa biến đổi, thì chúng ta sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Người.
Vậy chúng ta phải nghe tiếng Chúa nói với ta qua đâu?
Thưa: qua lời Chúa được ghi chép trong kinh thánh, qua các biến cố, các ngôn sứ và các tiên tri.
Thứ nhất; nghe tiếng Chúa qua Lời Chúa trong kinh thánh:
Vì con không biết phải trình bày việc phải lắng nghe lời Chúa như thế nào, bởi việc này vượt quá khả năng của con. Nên giờ đây con xin nêu lên một số tấm gương thánh nhân nổi bật trong và ngoài kinh thánh về việc các ngài đã lắng nghe và mau mắn đáp trả tiếng Chúa, vì sự mau mắn đó mà các ngài đã được Chúa ban cho những hồng ân vĩ đại, và để qua các ngài, chúng ta cũng học biết và bắt trước được phần nào gương sáng của các ngài trong việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Trong kinh thánh có ghi lại một số nhân vật nổi bật về việc mau mắn  lắng nghe và thực hành Lời Chúa như: ông Nô-e, ông Áp-ra-ham, ông Mô-sê và các ngôn sứ như: ông Sa-mu-en….ông Nô-e vì biết lắng nghe tiếng Chúa mà ông đã đóng tàu theo lệnh Chúa truyền và đã cứu được cả gia đình và muôn loài vật sống trên mặt đất. Ông Áp- ra- ham đã mau mắn nghe tiếng Chúa mời gọi rời bỏ quê hương để đến một nơi xa lạ mà Chúa hứa ban. Và vì tin vào lời Chúa hứa nên đã nhận được những gì Chúa hứa và ông còn được gọi là cha các kẻ tin. Ông Mô-sê một con người sợ sệt đang phải lẩn trốn vì tội giết người. Nhưng khi nghe được tiếng Chúa, ông đã vâng theo tiếng Chúa và đã từ bỏ chốn bình yên để trở về Ai-cập là nơi ông đang bị truy lùng vì tội giết người. Vì tin cậy vào Chúa, ông đã trở thành nhà lãnh đạo giải thoát dân Its ra el khỏi ách nô lệ Ai-Cập. Còn ông Sa-mu-el là người luôn sống trong sự tỉnh thức và sống sự hiện diện của Chúa nên ông đã nghe được tiếng Chúa gọi và trở thành ngôn sứ của Chúa, ông đã không để cho một lời nào của Chúa ra vô hiệu (xx. 1Sm 3,10; 19 – 20). Chính ông là người đã sức dầu phong vương cho thánh vương Đa-vít.
Trên đây là một số gương mặt tiêu biểu trong Cựu Ước, là những người đã lắng nghe tiếng Chúa và thực hành lời Chúa cho nên các ngài đã trở thành những nhân vật quan trọng của kinh thánh. Bây giờ con xin đểm qua một số nhân vật trong Tân Ước đã lắng nghe, đã thực hành và đã để cho lời Chúa biến đổi, nên đã trở thành những cột trụ trong Giao Hội. Tin Mừng kể lại việc Chúa Giê su đã tuyển chọn 12 tông đồ từ những người dân chài lưới tầm thường và từ người thu thuế - hay còn gọi là quân tội lỗi theo quan niệm đương thời của người Do thái - để làm thành những người đứng đầu Hội Thánh mà Người sẽ lập. Quả thật, đây là những con người quá tầm thường và kém cỏi trước con mắt của thế gian. Thế nhưng vì biết mau mắn đáp lại tiếng mời gọi của Chúa, nên các ngài đã trở thành những vị tông đồ vĩ đại, bởi các ngài đã làm thay đổi cả thế giới.
Con thiết nghĩ cũng phải kể đến một số nhân vật thời hậu kinh thánh như: Thánh An Tôn ẩn tu, thánh Phan xi cô Át-xi-di, thánh Phan-xi-cô- xa-vi-ê v.v.v. và còn rất nhiều vị thánh vĩ đại khác nữa, nhưng không thể kể hết được. Các ngài là những người đã nghe và được lời Chúa biến đổi, khi nghe được tiếng Chúa, các ngài đã từ bỏ những gì các ngài mơ ước để tìm và làm theo những gì đẹp lòng Chúa nhất. Nghĩa là các ngài đã để cho lời Chúa biến đổi hoàn toàn. Vì thế mà cuộc đời các ngài đã trở thành những bài ca vinh danh Thiên Chúa muôn thủa.
      “Lời Chúa là lời hữu hiệu sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Dt 4,12).
   Cho nên đã làm thay đổi biết bao con người. tất cả những ai biết lắng nghe tiếng Chúa và để cho lời Chúa biến đổi đều trở thành người vĩ đại, như những vị chúng ta vừa được nghe kể trên đây. Quả thật, nếu chúng ta luôn sống trong tỉnh thức với tấm lòng rộng mở để cho Lời Chúa tác động và dẫn lối thì chắc chẵn, chúng ta cũng sẽ luôn cảm nhận sự mới mẻ và sống động của Lời Chúa.
Trên đây là những tấm gương sáng biết lắng nghe lời Chúa và đã lánh phần phúc thật hậu.
Thế còn những kẻ cứng lòng không chịu nghe tiếng Chúa thì sao?
                  (Phần này con chỉ xin vắn tắt thôi)
Trong kinh thánh chúng ta thấy rằng những ai cứng lòng không nghe tiếng Chúa thì kết cục thật là bi đát: vd như: Vua sa un vì không nghe lời Chúa nên đã mất ngôi vua (xx. 1Sm 13,13-14: 15,19-23). Cũng vì không nghe lời Đức Chúa nên dân Its ra en đã bị đày ải xa xứ và phải làm tôi dân ngoại cùng với muôn tai ương khác như lời than của ngôn sứ Baruc 1,21-22 đến 2,1-5 như sau: 21 Chúng tôi đã không vâng nghe tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, không tuân giữ mọi lời các ngôn sứ Người đã sai đến với chúng tôi. 22 Mỗi người chúng tôi đã cứ theo lòng dạ xấu xa ngoan cố của mình mà phục dịch các thần khác, và làm điều dữ trước mặt Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi.
2 Vì thế Đức Chúa thi hành lời đã phán liên quan đến chúng tôi, đến các thẩm phán lãnh đạo Ít-ra-en, đến các vua và thủ lãnh của chúng tôi, đến người Ít-ra-en và Giu-đa. Dưới cả vòm trời này, chưa hề xảy ra điều gì giống điều Người đã thực hiện tại Giê-ru-sa-lem, như đã chép trong Luật Mô-sê : đến độ trong chúng tôi, kẻ ăn thịt con trai, người ăn thịt con gái của mìnhNgười còn bắt các ngài luỵ phục tất cả các vương quốc chung quanh chúng tôi, khiến các ngài nên trò ô nhục, nên đồ ghê tởm giữa mọi dân chung quanh, nơi Đức Chúa đã phân tán các ngài đến. Như thế các ngài là những kẻ bị trị, chứ không phải là những người cai trị, bởi vì chúng tôi đã xúc phạm đến Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, không vâng nghe tiếng Người’’.
Và cũng vì sự cứng lòng, không nghe tiếng Đức Chúa mà dân Its ra en phải mất 40 năm mới vào được đất hứa(Ds 14, 28-35). Cũng bởi sự cứng lòng không thèm nghe tiếng Chúa mà đã hơn 2000 năm mà dân ấy vẫn chưa nhận ra Chúa Giê su là Đấng Cứu Thế mà họ hằng mong đợi…

       Thứ hai là; nghe tiếng Chúa qua các biến cố( các dấu chỉ thời đại):
Hằng ngày có biết bao biến cố vui buồn xảy ra chung quanh đời sống của chúng ta. Nếu ta mở lòng ra ta sẽ nghe được một thông điệp nào đó mà Chúa muốn gửi đến cho ta qua các biến cố đó. Bởi vì không có gì xảy ra mà chỉ là do ngẫu nhiên cả. Tất cả đều nằm trong sự quan phòng nhiệm mầu của Chúa, vì ngay cả chim sẻ rơi xuống cũng không ngoài ý Chúa (xx. Mt 10, 29 -30). Vấn đề là chúng ta có đủ tỉnh thức để nhận ra được điều Chúa muốn nhắn gửi cho ta qua những biến cố đó hay không thôi. Trong Tin Mừng theo thánh Lu ca đoạn 13,1-9, Chúa đã chỉ cho chúng ta biết phải có thái độ nào trước những biến cố đau thương xảy ra hằng ngày quanh ta. Qua mỗi biến cố, Ngài mời gọi chúng ta phải luôn luôn xét lại đời sống của ta, xem ta có sống đúng với đường lối của Người hay không. Nếu ta đang lạc xa thì phải mau trở về kẻo phải chết trong tội thì khốn thân ta. Vì hằng ngày trên thế giới có không biết bao nhiêu là biến cố đau thương xẩy ra như: động đất, sóng thần, lũ lụt, chiến tranh… Nó cướp đi không biết bao nhiêu là sinh mạng, phá hủy và làm thiệt hại không biết bao nhiêu về tài sản vật chất. Nếu nó đã xẩy ra nơi nọ nơi kia thì nó cũng có thể xẩy ra với chúng ta. Vậy, chúng ta phải luôn sống trong sự tỉnh thức và phải hoán cải luôn, để ta luôn sống trong tình trạng ân sủng. Như vậy thì sự chết có đến bất ngờ ta cũng không phải lo sợ gì.
Thứ ba là; nghe tiếng Chúa qua các ngôn sứ:
(19) “Như vậy chúng tôi lại càng thêm tin tưởng vào lời các ngôn sứ. Anh em chú tâm vào đó là phải, vì lời ấy như chiếc đèn tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em. (20) Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. (21) Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa”(2Pr 1,19-21).
Nếu các ngôn sứ, các tiên tri là những người đã nói theo ý của Thiên Chúa thì vì lý do gì mà các ngôn sứ lại không được chào đón, hơn nữa lại còn bị ghét bỏ, bị bách hại và bị giết chết?
Mặc dù đến từ Thiên Chúa, nhưng vì các ngài đến để công bố và làm chứng cho sự thật. mà sự thật thì khó nghe và khó đón nhận nên tục ngữ mới có câu: “thuốc đắng giá tật, sự thật thì mất lòng” vì thế cho nên các ngài thường không được dân Chúa và nhất là giới lãnh đạo, chào đón và nhiều khi phải bỏ mạng. Lịch sử cứu độ cho thấy hầu hết các ngôn sứ đều bị thù ghét và lắm khi phải chết chỉ vì dám nói lên sự thật: các ngài đến để vạch trần những lầm lỗi của dân Chúa và kêu gọi họ ăn năn trở về với Chúa. Thế nhưng vì họ cứng đầu cứng cổ và cứng lòng tin, không muốn nhìn nhận lầm lỗi của mình cho nên họ mới bách hại và giết các ngôn sứ hầu bịt miệng các ngài. Để khỏi nghe những lời nói thật vì nó đắng nó cay…( nhưng tất cả những ai không chịu lắng nghe lời các ngôn sứ đều phải gánh chịu hậu quả do tội lỗi họ mang đến, những hậu quả đó thừơng là rất bị đát, (như lời than của ngôn sứ Ba rúc 1,15- 22; 2,5 mà chúng ta vừa nghe trên đây.) Là điều mà Thiên Chúa muốn họ thoát khỏi, nên mới gửi các ngôn sứ đến để cảnh báo họ, thế mà họ lại trả ơn Người  bằng cách giết các ngôn sứ. Thật vô ơn!
Vậy chúng ta hãy cảnh tỉnh, để đừng bắt trước cha ông chúng ta trong việc đối sử với các ngôn sứ của Chúa, khi Người lại gửi đến cho ta các ngôn sứ của Người, để cảnh báo chúng ta về những nguy hiểm sắp đến…. Nếu quả thực chúng ta là những người yêu mến thiên Chúa, yêu mến giáo hội thì chúng ta đừng trở nên vô tâm vô tình với sứ điệp của các ngôn sứ và cũng đừng chống đối các ngài, khi chưa rõ đó là ngôn sứ thật hay giả. (Vì khi ta chống đói các ngôn sứ thật thì không phải là ta chống đối các ngài mà là chống đối Chúa).Mà trái lại, ta phải mau mắn tìm hiểu xem Chúa đang muốn nói gì với ta trong thời đại này qua các ngôn sứ của Người? Nhờ đó mà ta có thể biết đâu là thánh ý của Người, và biết đâu lỗi sống của ta bây giờ lại chẳng đang làm Người phẫn nộ? Nên ta phải tìm hiểu để biết lối sống của ta, đường lối của ta hiện giờ có đẹp lòng Người không mà điều chỉnh để khỏi phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Người. Hơn nữa chúng ta cần tìm hiểu để xem những sứ điệp đó nói gì và có đến từ Chúa hay không, nếu đến từ Chúa thì cần mau mắn đón nhận còn không thì phải tránh xa. Vì sẽ có nhiều ngôn sứ giả đến để lừa dối. Thế nhưng để biết đâu là thật đâu là giả thì cần phải tìm hiểu cho tường tận và cân nhắc cận thận. Chứ đừng bắt trước mấy ông thầy bói mù xem voi: nghe chỗ này, rờ chỗ nọ rồi phán bừa đó là hành động của những người vô trách nhiệm, của người có tai mà không nghe, có mắt mà không nhìn, không thấy. Chúng ta đừng hành động như những người mù và vô trách nhiệm ấy. Vậy, chúng ta hãy nghe lời thánh Phao lô khuyên sau đây:19) “Anh em đừng dập tắt Thần Khí. (20) Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. (21) hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; (22) còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa”.  Còn Chúa nói trong Tin Mừng Mt 12,57 như sau:(57) "Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải?” Vậy chúng ta phải cân nhắc các thần khí: cân nhắc nghĩa là phải xem xét cận thận và tìm hiểu cho tường tận chứ không phải chỉ nghe chỗ này chỗ nọ rồi đưa ra phán quyết theo ý riêng chứ không theo sự hướng dẫn của Thần Khí. Làm như vậy thật là nguy hiểm bởi lẽ lời các ngôn sứ là do Thần Khí linh ứng, chứ không phải do người phàm. Nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ và không cầu nguyện mà vì thấy nó khó nghe, khó hiểu và khó tin, nên chúng ta nói rằng nó đến từ người này kẻ nọ hay từ ma quỷ, thì thật là nguy hiểm, vì như vậy ta có thể phạm phải thứ tội muôn đời không được tha là tội phạm đến Thánh Thần. Bởi nếu là ngôn sứ thật thì các ngài nói những gì được Thánh Thần tác động. Chúng ta cũng đừng chủ quan, đừng cậy vào sự hiểu biết của ta và nhất là đừng có a rua theo người này kẻ nọ để chống đối các ngôn sứ khi chưa tìm hiểu kỹ càng, vì không phải ai ai cũng có thể nhận ra được tiếng Chúa nói qua các ngôn sứ đâu. Và cũng không phải tất cả những người đại diện cho Chúa là đều có được ơn phân định và đều nhận ra tiếng Chúa đâu. Nào thử hỏi: có mấy ai khôn ngoan, tài giỏi, hiểu biết và thánh thiện như thánh phao lô? Thế mà ngài lại là kẻ bách hại Hội Thánh sơ khai tàn bạo nhất. Và hơn thế nữa, không phải chính những người đại diện cho Chúa trong giáo hội Do thái lại là những người lên án Chúa là di giáo, là phạm thượng, là bị quỷ ám và sau cùng đã kết án tử cho Chúa Giê su, là Đấng Mêsia mà họ hằng mong đợi cả ngàn năm? Đó là những dẫn chứng cho ta thấy rằng không phải hễ là học cao hiểu rộng hay hễ là đại diện cho Chúa là nhận ra được tiếng Chúa đâu. Vì thế chúng ta phải cận thận. Đứng trước một vấn đề quan trọng cần đến ơn phân định thì phải tìm hiểu vấn đề đó cho cận thận và phải cầu nguyện thật nhiều chứ đừng nhắm mắt mà phán suông. Nguy hiểm lắm!
Tới đây con xin nói qua đôi chút về sách sự thật, quyển sách mà các vị đại diện của Chúa bây giờ, đang muốn lưu ý giáo dân là hãy “cẩn thận” vậy sách đó đến từ đâu và đề cập đến vấn đề gì?
Để biết nó đến từ đâu thì mọi người cần phải tìm hiểu và xin Chúa soi sáng chứ con không thể nói thay ai được.
Giờ đây, con chỉ đề cập đôi chút về những gì sách đó nói đến vì số lượng nội dung và những vấn đề được đề cập trong sách đó quá lớn, quá nhiều ( có nói cả tháng cũng không hết!). Quyển sách này ra đời chỉ vì Chúa đã không quên thực hiện lời hứa của Người với tiên tri Đaniel. Đây là quyển sách đã được Chúa hứa ban cho nhân loại qua tiên tri Đaniel ( trong Đaniel 10,21 có nói đến quyển sách này như sau:21 “Nhưng ta sắp báo cho ngươi biết điều đã ghi chép trong sách sự thật”). Và qua bà Maria tông đồ lòng thương xót ( vị tiên tri thời cuối được Chúa gọi là vị sứ thần số 7), Chúa đang ban cho nhân loại sách sự thật. Trong sách sự thật Chúa hứa sẽ mặc khải cho nhân loại về các màu nhiệm được ghi trong sách tiên tri Đaniel và sách Khải Huyền. Chúng ta biết rằng trong sách Khải Huyền có 7 ấn và không có một ai có thể mở những ấn ấy ngoại trừ một mình Chúa Giêsu (xx. Kh 5,5). Và bây giờ qua vị thiên sứ thứ 7, Người đã, đang và sẽ tỏ lộ tất cả những bí mật ẩn chữa trong các ấn ấy. Hiện giờ, Người đã mở 3 trong bảy ấn đó: ấn thứ nhất mở ra là nạn bội giáo, ấn thứ hai mở ra là thế chiến thứ ba. Khi thế chiến thứ ba xảy ra sẽ kéo việc mở ấn thứ ba và ấn thứ ba mở ra đó là nạn đói lớn, nạn đói này sẽ kéo dài hơn ba năm ( trong suất thời gian mà tên phản ki tô trị vì). Còn những ấn tiếp theo cũng sẽ sớm được tỏ lộ. Tất cả những lời tiên tri trong sách thánh và tất cả những biến cố được tiên báo trong sách Khải Huyền và sách tiên tri Đaniel đều phải diễn ra và ứng nghiệm trước ngày Chúa đến. Tất cả những biến cố này đang bắt đầu diễn ra rồi. Thế nhưng chỉ những ai tỉnh thức mới nhận ra điều đó. Quả thật, không phải tất cả mọi người đều tỉnh thức và nhận biết những gì đang diễn ra đâu. Vì Chúa chẳng đã nói rằng: “(37) "Quả thế, thời ông Nôê thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (38) Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu. (39) Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy” (Mt 24,37-39). Nghĩa là luôn vẫn sẽ có những người sống trong sự u mê không tỉnh thức và không bao giờ nhận biết những gì đang diễn ra, họ là hình ảnh của những cô trinh nữ khờ dại và những khách được mời mà xin kiễu (xx. Mt 25, 1-13; Lc 14,15-24). Đó là những kẻ quá mê mải sự đời không quan tâm đến việc Chúa sẽ trở lại.
Trong sách sự thật Chúa nói rằng: ngày Ngài quang lâm đã rất gần vì thế Ngài đến để kêu gọi mọi người hãy tỉnh thức và chuẩn bị cho ngày trọng đại đó. Ngài nói: “Về ngày hay giờ mà Ta sẽ quang lâm thì không một ai biết rõ chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi. Còn Ta, Ta báo cho các con biết tất cả những gì sẽ xẩy ra trước ngày Ta quang lâm, để các con biết mà chuẩn bị”. Chúng ta phải chuẩn bị vì tất cả những biến cố được ghi chép trong kinh thánh nhất là trong sách Khải Huyền đều sẽ xẩy ra trước ngày Chúa quang lâm. Mà những biến cố này thật kinh khủng. Vậy nếu chúng ta không chuẩn bị thì liệu ta có thể vượt qua không?
Ở đây con chỉ xin nêu vắn gọn hai trong một chuỗi những biến cố đã được tiên báo, để thấy rằng nếu ta không chuẩn bị thì có thể sẽ không vượt qua được:
Biến cố thứ nhất là việc thánh giá sẽ xuất hiện trên trời trước ngày Chúa trở lại. Chúa nói rằng khi biến cố này xảy ra thì sẽ có rất nhiều người sẽ chết vì bị sốc. Vậy nếu ta không chuẩn bị bằng cách đi xưng tội thường xuyên và hoán cải luôn thì khi nó xẩy ra bất ngờ, khi đó ta chết trong tội trọng thì liệu ta có được cứu rỗi không? Vì thế, Chúa truyền rằng tất cả mọi người phải lo chuẩn bị tốt cho biến cố này vì nó sẽ xảy ra bất ngờ.
Biến cố thứ hai là việc xuất hiện của tên phản ki tô. Tên phản ki tô sẽ xuất hiện để dàn xếp hòa bình trong thế chiến thứ ba, và hắn sẽ được gọi là Sứ Giả Hòa Bình. Hắn sẽ tự xưng mình là Đấng ki tô. Hắn sẽ cai trị và kiểm soát cả thế giới bằng con dấu của hắn, con dấu 666. Con dấu này là một con chíp điện tử được cài vào tay hay trán của những người lãnh nhận nó. Tất cả những ai lãnh nhận con đấu này sẽ bị tên phản ki tô kiểm soát toàn bộ đời sống, họ sẽ mất tự do. Và không một ai có thể buôn bán nếu không có con dấu này. Nhưng những ai lãnh nhận nó sẽ hư mất đời đời, điều này đã được tiên báo trong sách Khải Huyền Chương 13, 11-18 và Chương 14, 9-11. Vì thế, nếu muốn thoát khỏi con dấu của hắn ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ vì những gì tiên báo liên quan đến thế chiến thứ ba đang diễn ra rồi, thế chiến xắp bắt đầu. Vậy hãy chuẩn bị kẻo trễ. Đó, những gì sắp xẩy ra thật là đáng sợ, bởi nó không chỉ liên quan đến sự sống của ta ở đời này mà nó còn liên quan đến sự sống đời đời nữa. Vì yêu thương ta nên Chúa đã gởi đến cho ta những ngôn sứ của Người để báo cho ta biết những gì sẽ đến hầu ta biết mà tránh để được sống bình an và được cứu độ.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem nó đến từ đâu, nếu nó đến từ Chúa thì hãy mau đón nhận, kẻo ta lại bỏ lỡ mất cơ hội như người Do thái xưa. Hãy lưu ý đến lời cảnh báo của Chúa trong kinh thánh rằng: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? (Lc 18, 8)” và  “Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến” (Mt 24,3). Ước chị điều đó không xẩy ra với chúng ta.
Con nguyện chúc quý cha, quý thầy và tất cả anh em luôn tỉnh thức để có thể nghe được tiếng Chúa đang mời gọi trong lúc này và mau mắn đáp trả như các thánh và các ngôn sứ mà con vừa kể trên.
Con xin cảm ơn quý Cha, quý Thầy và anh em đã lắng nghe!                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét