Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Điềm báo các Ảnh Thánh khóc lệ máu ở Nga và Ukraina đã ứng nghiệm

(HNM) - Cuộc chiến không được mong đợi ở Ukraine - hiển nhiên là vậy, vì thế cuộc gặp 4 bên gồm Liên minh Châu Âu (EU), Nga, Mỹ và Ukraine - mà Nga gọi là cuộc gặp 3+1 - đã được nhóm họp tại Geneva, Thụy Sỹ vào ngày 17-4, 48 giờ sau khi Chính phủ tạm quyền Ukraine quyết định khai hỏa "chiến dịch đặc biệt" - còn gọi là "chiến dịch chống khủng bố" - nhằm vào những người biểu tình ở miền Đông nước này.

Một tuyên bố chung được các bên ký cùng ngày, ngay sau cuộc gặp như dự đoán, đã không đủ giúp một quốc gia trong không gian hậu Xô viết tránh một cuộc nội chiến đã định hình.
Người biểu tình đòi ly khai đứng gác tại một trạm kiểm soát ở Slavyansk.Ảnh: Reuters
Người biểu tình đòi ly khai đứng gác tại một trạm kiểm soát ở Slavyansk.Ảnh: Reuters

Nguyên cớ khiến quốc gia có vị trí địa - chính trị, chiến lược và quân sự hệ trọng của Châu Âu này - vừa có đường biên giới chung Ukraine - Nga ở phía tây lại cả với EU ở phía đông - lâm vào cảnh như hiện nay do đa số người miền Đông Ukraine không công nhận chính phủ tạm quyền Kiev hiện nay. Với đa số người miền Đông, biểu tình kéo dài dẫn đến bạo lực, lật đổ chính phủ hợp hiến để lên nắm quyền hồi tháng 2-2014 của chính phủ tạm quyền Kiev là vi hiến. Điều này đã làm dấy lên làn sóng ly khai, đòi liên bang hóa tại nhiều thành phố, thị trấn miền Đông Ukraine trong những ngày qua. Những người ly khai đã lập nhiều "phòng tuyến" thô sơ bằng lốp xe cũ, bao cát tại hầu hết con đường dẫn vào các thành phố, thị trấn, thậm chí là các làng mạc...

Chiến dịch quân sự nhằm vào những người biểu tình đòi ly khai, liên bang hóa Ukraine ở miền Đông được Kiev nối lại (ngày 22-4) sau một tuần tạm yên như một bó đuốc ném vào thùng thuốc súng. Cuộc đụng độ giữa quân đội Ukraine với sự trợ giúp của xe tăng, máy bay vũ trang với những người biểu tình đòi ly khai giờ đã tự vũ trang nổ ra hai ngày sau đó tại thành phố Slavyansk (tỉnh Donetsk). Cuộc đọ súng dữ dội tại ngoại ô thành phố đã cướp đi ít nhất 5 sinh mạng của phe ly khai nhưng những người ly khai đang kiểm soát thành phố khẳng định đã đẩy lui được quân đội Ukraine ra khỏi thành phố và rằng, họ sẽ không đầu hàng. Một ngày sau, các máy bay trực thăng vũ trang Mi-24 và Mi-8 của Ukraine cũng quần thảo trên bầu trời thành phố Artyomovsk gần Slavyansk. Trong khi đó, thành phố Kramatorsk cũng rung chuyển bởi hàng loạt tiếng nổ lớn và những cột khói bốc cao. Theo những người biểu tình ly khai hiện đang kiểm soát thành phố này, một trực thăng vũ trang Mi-8 của quân đội Ukraine đã bị bắn hạ, cơ quan có trách nhiệm của Ukraine đã xác nhận thông tin máy bay rơi… Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, khoảng 11.000 binh sĩ, 160 xe tăng, 230 xe bọc thép và 150 khẩu pháo của quân đội Ukraine đã tham gia chiến dịch chống người biểu tình ở miền Đông Ukraine.

Tỷ lệ thuận với sức nóng của chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine vừa được Kiev nối lại, va chạm Đông - Tây giữa một bên là Nga và một bên là Mỹ cùng các đồng minh Châu Âu một lần nữa "rung lắc" mạnh. Trong lúc quân đội Ukraine thực hiện chiến dịch quân sự tại thành phố Slavyansk, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn truyền thông của Mặt trận nhân dân toàn Nga (ngày 24-4) cho rằng, nếu Kiev sử dụng quân đội chống lại dân thường, đó sẽ là một tội ác nghiêm trọng. Cùng ngày, người đồng cấp Barack Obama đang ở thăm Tokyo trong chuyến công du Châu Á đang diễn ra đã lần đầu tiên lên tiếng về cuộc khủng hoảng Ukraine, kể từ thỏa thuận Geneva. Người đứng đầu Nhà trắng cảnh báo Mátxcơva sẽ nhận trừng phạt mới; đồng thời, tiếp tục khẳng định sẽ không có giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine. Theo dự kiến, các lệnh trừng phạt mới từ Mỹ và Châu Âu nhằm vào xứ Bạch dương sẽ nhất loạt được đưa ra trong hôm nay (27-4, giờ địa phương).

Đó là trên phương diện chính trị kinh tế và ngoại giao. Về quân sự, những binh sĩ Mỹ đầu tiên trong số 600 binh sĩ Mỹ được Lầu Năm Góc triển khai tới Châu Âu vì cuộc khủng hoảng Ukraine đã tới Ba Lan và 3 nước Baltic trong sứ mệnh trấn an các thành viên mới trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Latvia, một quốc gia Baltic, đã lên tiếng hoan nghênh sự hiện diện của các binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ nước này. Bộ Quốc phòng Latvia cho biết, khoảng 150 binh sĩ thuộc Lữ đoàn Không vận 173 của Mỹ sẽ đóng quân tại căn cứ Adazi gần thủ đô Riga ít nhất tới cuối năm nay. Ngay lập tức, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov đã lên tiếng bày tỏ sự "lo ngại" về lực lượng không quân Mỹ cùng đồng minh và binh sĩ Mỹ gia tăng tại vùng Baltic, Ba Lan cũng như sự hiện diện các tàu hải quân Mỹ và đồng minh tại Biển Đen. Như một phản ứng tự nhiên, Nga đã mở cuộc tập trận mới với các tiểu đoàn chiến thuật thuộc Quân khu phương Nam và Quân khu phương Tây cách biên giới Ukraine chỉ khoảng 1km. Rõ ràng những diễn biến tại Ukraine đang khiến thỏa thuận 4 bên có nguy cơ đổ vỡ. Các nước đã lên tiếng kêu gọi các bên thực hiện các thỏa thuận hòa bình Geneva để ngăn chặn cuộc xung đột lan rộng tại khu vực. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi các bên nỗ lực nhằm giảm thiểu căng thẳng hiện nay ở miền Đông Ukraine...

Cuộc chiến không mong đợi ở Ukraine đang không chỉ phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa những người trong cùng một quốc gia mà còn đẩy mối quan hệ Đông - Tây xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Căng thẳng không có dấu hiệu dừng lại ở miền Đông Ukraine đang dẫn Châu Âu đến những hệ lụy khôn lường.

ĐIỂM BÁO GỞ? HÀNG LOẠT CÁC THÁNH ẢNH Ở NGA VÀ UKRAINIE ĐANG ỨA LỆ MÁU  

Tin ngày 05/03/2014
Phải chăng Thiên Chúa đang cảnh báo trước cho chúng ta biết về hiểm họa khủng khiếp sẽ có thể khởi sự từ Nước Nga và Ukraine? Chúng ta không thể loại trừ điều ấy. Vì hiện thời có hàng tá các thánh ảnh trong các đan viện ở cả hai nước Nga và Ukraine đang ứa lệ.

Có hàng loạt thánh ảnh trong các nhà thờ và đan viện ở Nga và Ukraine đang ứa lệ. Theo Chính Thống Giáo tông truyền (cũng như ở tây phương, một khi ở đâu có các thánh ảnh tượng ứa lệ, đều là điềm báo cho biết trước sẽ có biến loạn hay các hiểm họa nghiêm trọng sắp xảy ra), rõ ràng đây là các dấu chỉ thiên đình đang cảnh báo cho chúng ta biết về thời điểm nguy khốn đã gần kề và tha thiết kêu gọi mọi người hãy ăn năn hối cải. Trong số đó có các thánh ảnh khác hiện thời cũng đang ứa lệ ở Rostowie nad Donem (Rostov-on-Don), Odessie (Odessa), Równym (Rivne), Nowokuzniecku (Novokuznetsk).

Trước đây ở Nga và Ukraine cũng đã từng xảy ra hiện tượng tương tự như vậy, đó là; trước khi đế chế Nga Hoàng sụp đổ, và trước khi nổ ra cuộc cách mạng tháng mười (của đảng cộng sản Bolsevic - Lenin) và ngay cả trước khi khối Liên Bang Sô Viết tan rã.

Nếu quả thực có hiện tượng như thế xảy ra, thế thì, dẫu câu chuyện của giới báo chí có rôm rả về hiện tượng tương tự trước kia xảy ra trước khi liên bang sô viết sụp đổ, thì có khơi mối bận tâm tự hỏi nàonơi chúng ta, chẳng phải là cách Thiên Chúa muốn cảnh báo và kêu gọi chúng ta ăn năn sám hối trước thời gian nguy khốn xảy đến đó chăng? Những kinh nguyện chẳng bao giờ nhiều lắm đâu, nền văn minh, và tình hình quốc tế lại không thích lạc quan phóng đại ... Do đó chuỗi Mai Khôi, kinh nguyện, và lòng sám hối ăn năn! Bất cứ biến cố nào kêu gọi các Kitô Hữu ăn năn cải thiện đời sống, đều là dấu chỉ của những biến chuyển sắp xảy đến.

3 nhận xét:

  1. ...chúng ta hãy tra xét kỹ hơn từng hình ảnh.Thiên thần cầm gươm lửa phía bên trái Mẹ Thiên Chúa nhắc lại những hình ảnh tương đương trong sách Khải huyền...(tt)

    Trả lờiXóa
  2. ...Điều này miêu tả sự đe dọa xét xử phản phất trên thế giới... Joseph Card. Ratzinger (Sứ điệp Fatima)

    Trả lờiXóa
  3. Bởi chưng ta biết, tất cả tạo thành cùng nhau rên siết, cùng nhau quằn quại ở cữ cho đến bây giờ. (Rm 8,22)

    Trả lờiXóa