Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Thần học giải phóng và Đức Phanxicô

Trước đây, việc người Công giáo nhắc đến ‘thần học giải phóng’ là đủ để dấy lên một tranh chấp đến mức ly giáo, hay ít nhất là bị Roma bật đèn đỏ.
Cách mạng thần học tập trung vào người nghèo này, xuất hiện trong cơn nhiệt tình công bằng xã hội của giáo hội vào thâp niên 1960, nhưng luôn luôn bị những người bảo thủ xem là một chủ nghĩa Marx tuyệt vọng đội lốt Tin mừng.

Tệ hơn nữa, thần học giải phóng bị xem là công cụ mà các đảng viên cộng sản Xô-viết sử dụng nhằm lợi dụng Giáo hội Công giáo La Mã cho cuộc cách mạng phiến loạn của mình ở châu Mỹ La tinh, và nhất là ở đỉnh điểm cuộc Chiến tranh lạnh.

Việc Đức Gioan Phaolô II được bầu vào năm 1978, một giáo hoàng Ba Lan đến từ phía sau Bức rèm Thép, một người biết rõ sự quỷ quyệt của Xô-viết, cộng với việc Ronald Reagan đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1980, đã đánh dấu một bước chuyển biến trong trận chiến này.

Reagan và Đức Gioan Phaolô đã góp phần sụp đổ đế chế Xô-viết, và giáo hoàng Ba Lan, cùng với sự giúp sức của hồng y Joseph Ratzinger, đã dấy lên một chiến dịch hàng thập kỷ trong lòng giáo hội để triệt tiêu thần học giải phóng và làm câm lặng những người ủng hộ hăng hái nhất.

Nhưng Tờ báo chính thức của Vatican, L’Osservatore Romano, đã viết rằng với việc bầu lên Đức Phanxicô, thần học giải phóng ‘không còn ở trong hầm tối nữa.’ Đức Phanxicô có một đồng minh là trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin – thần học gia người Đức, hồng y Gerhard Mueller.

Nhiều người đang chứng kiến giáo hoàng Phanxicô là một người theo chủ nghĩa Marx khi đề cao thần học giải phóng.
Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét